- Mục Lục
- DẪN NHẬP: SỰ THẬT LÀ SỨC MẠNH CỦA HIỂU BIẾT
- CHƯƠNG MỘT: ÁNH SÁNG CỦA BẦU TRỜI DÂN CHỦ
- CHƯƠNG HAI: TRÀO LƯU CỦA TỰ DO BÌNH ĐẲNG.
- CHƯƠNG BA: ÁNH ĐẠI LINH QUANG CỦA TRÍ TUỆ DÂN TỘC VIỆT NAM SẼ THẮP SÁNG TRÊN NỀN TRỜI CHÂU Á.
- CHƯƠNG BỐN: ĐẠO GIÁO DÂN TỘC PHỤC HỒI DÂN TỘC VIỆT NAM.
- CHƯƠNG NĂM: MỘT VIỆT NAM MỚI VỚI MỘT THỂ CHẾ MỚI.
17-12-2010 – 9:30 giờ sáng.
Bình thường hóa chính mình là một Tâm Não quan trọng để không bị tắc nghẽn giữa chừng trên con đường đời đạo song tu dù cho là cư sĩ tại gia hay tu sĩ trong chùa am.
Vì sao tu sĩ cũng vẫn phải quan tâm đến mặt đời. Vì còn ăn mặt, sống và liên hệ đến cõi trần, còn phải hít thở không khí.
Bình thường hóa chính mình là một điều kiện cần có nếu ta quyết chí đi trên con đường đạo.
Con người dù là cư sĩ hay tu sĩ đều bị rớt giữa đường chỉ vì năm chữ: quan trọng hóa chính mình.
Quan trọng hóa chính mình vì mình chưa thoát, chưa vượt được sự ngã mạn, lòng tham dù danh hay tiền đều ngang như nhau.
Danh hay tiền là một bài toán khó gỡ, khó vượt qua cho mọi người, đặc biệt là người tu dù tại gia hay xuất gia.
Muốn tu tiến, hành đạo, đạt đạo không thể không vượt được cửa ải này. Dù ta có cất giấu nó kỹ thế nào trong tận cùng tâm nảo hoặc tự dối người, dối mình rồi nó cũng là chiếc mắc cưỡi đầy gai mà ta có lách thế nào cũng bị trầy tay rách gối cũng chưa vượt được.
Phải chăng sự quan trọng hóa chính mình đồng nghĩa với tham vọng (dù danh hay tiền)?
Đúng như vậy, quan trọng hóa chính mình là tham vọng, là cái tôi mà cái tôi này còn muốn cái gì đó cho bản thân mình.
Khi đã chọn con đường tu là ta tu tập để đạt kết quả nhằm được giải thoát khỏi cõi ta bà, chứ không tu học để có một trình độ nào đó để thấy mình hơn người, để dạy người, để làm thầy của người.
Tu học tiến hóa để phục vụ, để chia sẻ chứ không phải để dạy, để làm thầy hay dùng sự hiểu biết để làm bàn đạp, làm bước thang leo lên cho hơn người.
Vì sao Phật Giáo Hòa Hảo có bốn chữ “trao đổi giáo lý”, mà không dùng những chữ như dạy giáo lý hay giảng đạo.?
Đó là do tinh thần bình đẳng mà Đức Thầy đã truyền đạt cho tín đồ. Ngài đã dạy cho ta đức tính khiêm cung, bình đẳng trong tinh thần Phật Giáo và đó cũng chính là tinh thần bình thường hóa chính mình.
Trao đổi giáo lý là tinh thần vô úy thí của Đạo Phật.