- MUC LUC
- DẪN NHẬP : TỪ TÂM BÁC ÁI CẦN ĐƯỢC LAN TỎA
- CHƯƠNG I : CHÁNH PHÁP TRỞ NÊN ĐẠI PHÁP
- CHƯƠNG II : HÒA CẢM TRONG TÂM LINH HÒA HẢO
- CHƯƠNG III : GIEO ĐẠO KHẮP ĐẠI ĐỒNG
- CHƯƠNG IV : XÂY DỰNG LẠI TÌNH THƯƠNG VÀ TINH THẦN DÂN TỘC VIỆT NAM
- CHƯƠNG V :TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA ĐẠO hay: QUẢ LÀNH CỦA ĐẠO
- Tác Giả - Tác Phẩm
- Tác Phẩm
Điều hết sức quan trọng của một người tu là thấy. Nếu tu mà không thấy thì rất dễ đi lạc đường dù đang ở bất cứ trình độ nào.
Nếu chỉ quan trọng ở trình độ tu học, biết nhiều sách vở, có nhiều kinh nghiệm tu tập, biết nhiều kinh, viết nhiều sách đạo thì sẽ đi vào ngõ hẹp, và con đường tu chẳng những dậm chân tại chỗ mà còn thụt lùi hay mất hẳn nếu không tự mình quán chiếu, nhận biết ngay những sai lầm dù nhỏ nhặt.
Từ sự sai lầm đánh giá sai về mình, mình sẽ sai lầm khi đánh giá về người đối diện cao, thấp, biết nhiều, biết ít.
Nếu mình muốn được giác ngộ để trở thành người chân tu cần phải buông, buông cả sự hiểu biết hay bằng cấp. Nói thì rất dễ vì khi tu tập tu học, ai cũng học buông và xả.
Tu học càng lâu, biết càng nhiều, trình độ càng cao, hai chữ buông xả vẫn đeo đuổi mãi vì càng lúc hai chữ này càng vi tế, càng khó nhận ra, nếu không cực kỳ nhanh nhẹn, sắc bén theo dõi từ sự suy nghĩ, dòng tư tưởng, sự hòa giao giữa Tâm, Thân, Ý trong từng dòng điện giao cảm giữa ta và người xung quanh.
Dù cho nhạy bén, quán chiếu, quan sát nhanh nhẹn đến đâu cũng có thể thất bại khi không bắt kịp những dòng điện, dòng tư tưởng giữa ta và người, nếu ta không đạt thể định, hay nhập định toàn thời gian.
Ta chỉ có thể nhập định toàn thời gian khi tâm không và cái tâm không đó hoàn toàn không chất chứa ngôn ngữ, sách vở, kinh kệ, hay bất luận một sự cao thấp nào.
Chỉ nhập định toàn thời, hay tâm không mới khỏi lạc đường tu.
Gửi ý kiến của bạn