23. - SỰ MẦU NHIỆM CỦA TÁNH KHÔNG TRONG GIÁC NGỘ

08 Tháng Mười 20206:17 CH(Xem: 1706)
23. - SỰ MẦU NHIỆM CỦA TÁNH KHÔNG TRONG GIÁC NGỘ
29/09/2018 - 4 giờ sáng

Nếu một người có sứ mạng hay tự cho mình có sứ mạng để giúp đạo hay giúp đời thì phải luôn duy trì ở trạng thái tâm không. Không vì danh hay vì lợi lạc cho mình. Nếu có một chút ý tưởng vì danh hay lợi là đi sai con đường đạo.

Có biết bao người viết về đạo, nói đạo hay giảng đạo mà tâm trần tục. Tâm trần tục vì tự gạt mình và gạt người để mưu cầu lợi danh, tạo vị thế cho chính mình hay lôi kéo người theo học theo làm đệ tử để tôn vinh mình. Đó là một con đường tối nguy hiểm mà hành giả cần phải tránh.

Con đường tạo vị thế lợi danh qua sinh hoạt tôn giáo là một con đường tội lỗi mà thời nào cũng có, không phải đợi tới thời mạt pháp.

Mạt pháp luôn đi song đôi với chánh pháp, chỉ khác nhau một sợi chỉ mong manh dễ đứt đoạn, chỉ một chút thay đổi trong tâm trí, trong tư tưởng, trong một sát na thì ánh sáng của niết bàn tắt ngúm trở nên bóng tối của địa ngục. Và nếu người hành đạo không thức giác, tỉnh ngộ thì ôi thôi uổng một kiếp người thay vì giải thoát thì lại tiếp tục trầm luân trong bể khổ.

Tu tập phải chăng là để thấy mình thật rõ. Tu tập là nhìn mình thấy mình qua tâm thức, dòng diện và hơi thở chính mình.

Tu tập để được giác ngộ. Cái giác ngộ đây không phải một lần là đủ, mà cần giác ngộ liên tục.

Tu tập để đạt tánh không và tánh không phải được liên tục và xuyên suốt trong mỗi hành vi và tư tưởng mình.

Cần phải tự nhắc nhở luôn luôn để sự giác ngộ được liên tục không cắt quảng. Giác ngộ như một nút điện và tánh không là ánh sáng. Khi giác ngộ bị bấm thì tánh không chợt tắt.

Giác ngộ và tánh không phải song đôi liên tục đối với một hành giả chuyên trì tu tập.

Giác ngộ, tánh không giúp hành giả hóa giải liên tục mọi khó khăn trở ngại trên đường đạo lẫn đường đời.

Đó là sự mầu nhiệm của tánh không trong giác ngộ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880