- MUC LUC
- DẪN NHẬP : TỪ TÂM BÁC ÁI CẦN ĐƯỢC LAN TỎA
- CHƯƠNG I : CHÁNH PHÁP TRỞ NÊN ĐẠI PHÁP
- CHƯƠNG II : HÒA CẢM TRONG TÂM LINH HÒA HẢO
- CHƯƠNG III : GIEO ĐẠO KHẮP ĐẠI ĐỒNG
- CHƯƠNG IV : XÂY DỰNG LẠI TÌNH THƯƠNG VÀ TINH THẦN DÂN TỘC VIỆT NAM
- CHƯƠNG V :TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA ĐẠO hay: QUẢ LÀNH CỦA ĐẠO
- Tác Giả - Tác Phẩm
- Tác Phẩm
Năm 1981, hành giả bắt đầu sống ngược vào nội tâm, quán chiếu, tu tập, qua biết bao trạng thái, biến chuyển không ngừng trong tâm thức.
Hành giả bắt đầu thiền định trong xe đậu ở bãi đậu xe ở Đại học Long Beach trước khi vào văn phòng làm việc tại văn phòng song ngữ của Giáo sư Nguyễn Đình Tế hoặc trước khi vào lớp học chương trình Cao học Đặc biệt về Truyền Hình Song Ngữ cho trẻ em.
Hành giả bắt đầu viết ra những bài thơ bằng Anh ngữ, những câu ngắn về Thiền bằng Anh ngữ và nhật ký rồi những bài tâm linh bằng Anh ngữ.
Khi dọn nhà về Mission Viejo hành giả quyết định viết bằng Việt ngữ vì nghĩ rằng đồng đạo và người Việt Nam cần mình hơn nên chuyển qua viết bằng Việt ngữ.
Nay khi đọc lại những bài đầu tiên của trên một ngàn bài nhật ký tâm linh của mình, hành giả tự thấy những gì mình viết thì đã viết rồi có khi còn hay hơn bây giờ.
Vậy phải chăng qua bao năm tu học, học hỏi thêm về mình, hành giả đã phải học đi học lại hoặc tự giải những gì chính mình đã biết và đã viết ra. Hay nói khác hơn là học hoài những gì đã được Ơn Trên dạy, mà vì sự u tối của mình nên học hoài vẫn còn sai, vẫn còn vấp ngã.
Mỗi sự xúc động hay vui, buồn, đau khổ là một bài học đời, để thấm nhuần đạo nhiều hơn. Con đường đạo tuy đã ba mươi bảy năm nhưng giống như một chớp mắt, những gì ngộ được, viết ra được, viết hoài cũng không hết.
Có thể nói con đường học đạo, tu tập, là một con đường bất tận mãi mãi, thấy đó mà mất đó, biến chuyển không ngừng theo tâm thức của hành giả.
Hành giả tu tập, quán chiếu, biết đó, sáng suốt đó, thấy đó và cũng trong chốc lát lại trở nên ngu muội, u tối tức thì.
Hành giả đàn một bản nhạc suông sẻ, rồi khi đến lớp thì không đàn được, bỗng quên nốt nhạc, quên mất những gì mình đã biết, đã nhớ và đã đàn. Vậy thì lúc đó mình ở đâu, tâm trạng như thế nào, và trí nhớ mình ở đâu?
Phải chăng đang ở đây mà tâm trạng ở nơi khác, tầng giới khác, đang học bài học khác về mình chăng? Chỉ một phút chốc đã thay đổi đột ngột.
Phải chăng những gì mình đã biết có đó và mất đó, hay những cái thấy, biết không phải của mình.
Phải chăng lúc đó chủ nhân ông vắng bóng không làm chủ được nội tâm và ngoại cảnh để cho bên ngoài ảnh hưởng.
Khi ngồi một mình đàn được và khi có người thầy giáo hay nhiều người khác nghe thì mình mất tự chủ, hay bị ngoại vi chi phối, nên chia trí, mất chú tâm, vì vậy bộ nhớ bị khép lại.
Qua kinh nghiệm của hành giả thì bộ nhớ về kỹ thuật qua các việc như làm các trang nhà, làm video, audio, âm thanh, hình ảnh, youtube, vân vân, đều dễ nhớ hơn những gì thuộc về sáng tạo như âm nhạc.
Phải chăng hành giả còn non kém mới bước vào âm nhạc và thiếu thực tập. Đời sống tâm linh có giúp gì cho việc phát triển năng khiếu về âm nhạc chăng? Hay vì quá già mới bước chập chững vào âm nhạc nên gặp khó khăn để ghi nhớ âm thanh và kỹ thuật của âm nhạc.
Phải chăng khi đàn hành giả cần phải làm việc cả hai bán cầu của bộ não, vừa thực tập kỹ thuật bên trái của óc, vừa thu nhận và sáng tạo bên phải để phát triển năng khiếu.
Khi hai bên óc của hành giả được phát triển, quân bình thì bộ nhớ có thể phát triển thu nhận toàn diện để giúp hành giả có khả năng học được và đàn được không trở ngại dù tuổi già.
Gửi ý kiến của bạn