- MUC LUC
- DẪN NHẬP : TỪ TÂM BÁC ÁI CẦN ĐƯỢC LAN TỎA
- CHƯƠNG I : CHÁNH PHÁP TRỞ NÊN ĐẠI PHÁP
- CHƯƠNG II : HÒA CẢM TRONG TÂM LINH HÒA HẢO
- CHƯƠNG III : GIEO ĐẠO KHẮP ĐẠI ĐỒNG
- CHƯƠNG IV : XÂY DỰNG LẠI TÌNH THƯƠNG VÀ TINH THẦN DÂN TỘC VIỆT NAM
- CHƯƠNG V :TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA ĐẠO hay: QUẢ LÀNH CỦA ĐẠO
- Tác Giả - Tác Phẩm
- Tác Phẩm
Con đường tu sẽ không tiến nếu ta không thực tập. Thực tập ở đây không chỉ lúc nào cũng lạy, ngồi thiền, đọc kinh, hay trong những lớp tu của chùa, của nhà thờ hay ở các hội tổ chức tu tập, mà là trong mỗi sự va chạm của đời sống.
Sự va chạm giữa người với người, trong mỗi hoàn cảnh từng giây từng phút đã cho ta biết bao cơ hội để thực tập, để tu học.
Ta cần tu tập trong mỗi tích tắc của đời sống như Đức Thầy đã dạy: “Tu không cần lạy cần quì, Ngồi đâu cũng sửa vậy thì mới mau”. (Đức Huỳnh Giáo Chủ, Sấm Giảng, quyển 3, câu 159)
Quả thật như vậy. Sự thức tỉnh và quán chiếu trong mỗi giây phút giúp ta giác ngộ tỉnh thức liên tục và giúp ta ở trạng thái tâm không, tức không bị lay động hay xúc động, không phản ứng theo hành động và lời nói của người xung quanh.
Tâm an định giúp ta không xúc động, không giận dữ, cũng không bị sốc với những lời nói trái tai hay gây hấn, cũng không thấy cần thiết phải chống đở hay giải thích khi bị hiểu lầm hay bị chụp mũ.
Sự suy nghĩ của người khác hay hành động của họ tự dưng không va chạm vào tinh thần hay tâm não của mình, nhờ đó mà không gây phản ứng dội ngược hoặc bị kềm hãm để dìm sâu vào nội tâm của mình để gây buồn phiền dài lâu trong tâm trí.
Trí nhớ đã giúp con người nhưng trí nhớ cũng đã hại cho bao đời người nếu không tu học để tự hóa giải những điều gây đau khổ hay thù hận, hiềm khích giữa con người và con người.
Ta cần tu học thực tập như thế nào để trí nhớ không còn gây ảnh hưởng đau buồn sân hận khi những âm thanh của lời nói, hành động, hay những va chạm luôn kéo theo những đau buồn đè nặng tâm tư.
Những việc xảy ra từ quá khứ cho đến hiện tại luôn liên tục và pha trộn lôi kéo lẫn nhau tạo biết bao xúc tác không ngừng nghĩ trong một tâm của con người. Đó là những cơn bão ngầm, những đợt sóng ngầm chỉ chờ lúc đập vỡ con đê tưởng chừng như vững chắc của mình.
Vì thế tu tập cho có kết quả thì đừng quên là dù có tu tập bao năm, tiến bộ đến đâu, nếu ngủ quên trên chiến thắng, ỷ lại, tưởng mình hay ho cao thượng, tu chứng, thì vẫn có thể như cây cổ thụ bị bão tố bất ngờ gây ngã đổ trốc gốc trong phút chốc.
Nghĩ rằng mình tu lâu, tu cao có trình độ là một điều sai lầm, mà chính sự giác ngộ, tự nhắc nhở mình, từ cái chớp mắt, từ hơi thở, từ nhịp thở của toàn thân, từng dòng điện và các mạch máu đang luân lưu trong huyết quản, giúp điều hòa tâm thân ý, mới giúp ta đứng vững trên con đường đạo.
Gửi ý kiến của bạn