- MUC LUC
- DẪN NHẬP : TỪ TÂM BÁC ÁI CẦN ĐƯỢC LAN TỎA
- CHƯƠNG I : CHÁNH PHÁP TRỞ NÊN ĐẠI PHÁP
- CHƯƠNG II : HÒA CẢM TRONG TÂM LINH HÒA HẢO
- CHƯƠNG III : GIEO ĐẠO KHẮP ĐẠI ĐỒNG
- CHƯƠNG IV : XÂY DỰNG LẠI TÌNH THƯƠNG VÀ TINH THẦN DÂN TỘC VIỆT NAM
- CHƯƠNG V :TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA ĐẠO hay: QUẢ LÀNH CỦA ĐẠO
- Tác Giả - Tác Phẩm
- Tác Phẩm
Việc tu tập và hành đạo của người ở hải ngoại tương dễ dàng hơn so với các đồng đạo trong nước vốn phải sống trong hoàn cảnh thiếu thốn vật chất, lại thiếu phương tiện và tiện nghi trong việc phổ truyền giáo lý. Tuy nhiên, chính sự hạn hẹp vật chất lại làm gia tăng niềm tin lên gấp bội. Nhìn dòng người tuôn tràn về Thánh Địa Hòa Hảo từ trên bờ lẫn trên sông mới thấy sức mạnh của đạo vô cùng phi thường. Càng khó khăn càng bùng vỡ phát triển bằng nhiều phương tiện.
Người thật tâm tu thì khó khăn trở ngại càng nhiều tâm càng phát, sự sáng tạo khai sáng bằng nhiều phương tiện khác nhau để truyền đạo cho nhanh bằng mọi phương tiện, trên mọi địa bàn để đến với mọi người nhất là người Việt Nam trong nước.
Qua sự khuyến khích của một số bạn, là thay vì chỉ đăng sách trên trang nhà như nhiều năm qua và phổ biến một số sách giới hạn cho đồng đạo trong nước, thì hành giả nên in sách một cách chính thức để phổ biến, chia sẻ được nhiều hơn cho đồng đạo và những người chưa biết về Phật Giáo Hòa Hảo tại Việt Nam.
Hiện nay rất nhiều người dân ở các vùng xa như miền Trung và cả miền Bắc muốn tìm hiểu về Phật Giáo Hòa Hảo. Họ thường liên lạc qua điện thư để xin kinh sách. Hành giả phải nhờ đồng đạo tại Sài Gòn gởi biếu. Vào những buổi lễ chánh thức của đạo, rất nhiều xe buýt đưa người vào tham dự từ Huế, Nha Trang, Quảng Ngải, Ninh Thuận, Đà Lạt, rồi Đắc Lắc, ngay cả từ Hà Nội về đến tận Châu Đốc, An Giang để dự Đại Lễ Khai Đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Họ phải mướn những loại xe đò thật lớn và vì số người quá đông khoảng chín trăm ngàn lượt người, cho nên toàn bộ xe hơi đều không được vào Thánh Địa Hòa Hảo. Mọi người phải đi qua sông bằng bắc, tàu, hoặc xuồng, tác rán, với các phương tiện như xe gắn máy, hay xe lôi, để vào làng Hòa Hảo, hiện nay là huyện Phú Tân.
Hành giả cũng nghĩ là tùy vào nhơn duyên đối với đạo nên đã bắt đầu soạn quyển tùy bút Tìm Về Không Gian Cũ, soạn lại quyển Hành Hương Ấn Độ với phần phụ lục giới thiệu về Phật giáo Việt Nam và Phật Giáo Hòa Hảo, đồng thời soạn các quyển sách với chủ đề về đạo giáo dân tộc gồm một bộ 8 quyển rút ra từ trên 1300 bài từ 12 cuốn Nhật Ký Tâm Linh.
Tám quyển này có chủ đề như sau: Phật Giáo Hòa Hảo: Tâm Đạo Dân Tộc; Mật Đạo Việt Nam; Tâm pháp: Vạn Pháp Quy Tâm; Con Đường Trung Đạo; Chánh Đạo; Định và Tuệ; Không Tánh Thần Thông và quyển thứ tám là Giác Ngộ và Hoằng Hóa.
Xin cầu nguyện cho mọi việc làm cống hiến cho đạo, cho đất nước được Ơn Trên hướng dẫn và gia hộ, độ trì cho hanh thông, để chúng tôi có thể góp sức vào sự phát triển và trường tồn của chánh pháp nhằm hữu lợi cho quốc gia dân tộc Việt Nam trong thời đại mới của Tân Thiên Niên Kỷ.
Gửi ý kiến của bạn