107.- SỰ TỰ KIỂM CỦA PHÁP THÂN

13 Tháng Năm 200912:00 SA(Xem: 69173)
107.- SỰ TỰ KIỂM CỦA PHÁP THÂN

Mọi sợ hãi, lo âu, buồn phiền, hờn giận, oán thù đều do sự ly tâm.

Phải biết quán tâm qua mọi dậy khởi hướng về quá khứ hay ảo tưởng tương lai. Nếu quán tâm liên tục ta sẽ ở trạng thái tịnh tâm. Sự quán tâm liên tục sẽ cắt đứt mọi ly tâm đột biến. Vì bị cắt đứt ngay mỗi khi dậy khởi nên sự ly tâm chưa tạo nên hình ảnh để đưa đến cảm xúc, cảm giác hay ảo giác.

Lục Giác Của Ảo Giác đã gián tiếp điều khiển ta qua các lục căn và lục trần, theo dõi, quán chiếu, phân tích, chận đứng được mọi biến chuyển của Lục Giác Của Ảo Giác ta mới thật sự biết ta và làm chủ ta. Biết và chủ động thêm cái Ta ngoài ta hay Pháp Thân của ta. Không phải chỉ có Ta tu học mà Pháp Thân của ta cũng phải tu học.

Ta bị gò bó bởi trần gian nhưng Pháp Thân được tự do sống ngoài luật lệ của trần gian.

Pháp Thân có sự tự do nhưng phải sử dụng sự tự do đó như thế nào?

Pháp Thân có sự tự do nhưng sự tự do nằm trong sự quy định của Thiêng Liêng là chỉ sử dụng sự tự do đó trong nhu cầu học hỏi và làm việc cho nhu cầu chung, mục đích chung.

Người có sứ mạng, phải tu học triệt để, tự tu, tự tiến, tự giải tỏa mọi giới hạn của trần gian để bước qua một giới hạn mầu nhiệm, đó là Sự Tự Kiểm Của Pháp Thân.

Mọi hoàn cảnh, cảnh ngộ đều để pháp thân học hỏi rồi tiến bước chớ không phải để thụ hưởng hay đau khổ.

Mỗi bài học khi đã được nhận thức am tường sẽ được giải tỏa để tiến tới những hoàn cảnh hay cảnh ngộ khác để học hỏi tinh tấn hơn.

Pháp thân không ước muốn hay cầu nguyện, khẩn nguyện mà mọi việc sẽ tiến hành theo quy định của Thiêng Liêng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880