- Lời giới thiệu của Giáo Sư Phạm Công Thiện
- Con Đường Văn Hóa - Nguyễn Huỳnh Mai
- CHƯƠNG I - TÌNH NGƯỜI
- CHƯƠNG II - TRÍ VÀ TÂM
- CHƯƠNG III - HÃY GIẢI THOÁT CON NGƯỜI RA KHỎI SỰ NÔ LỆ CỦA CHÍNH MÌNH
- CHƯƠNG IV - ĐỜI VÀ ĐẠO LÀ MỘT
- CHƯƠNG V: TU NHÂN HỌC PHẬT
- CHƯƠNG VI - HỒN THIÊNG DÂN TỘC
- CHƯƠNG VII - TIẾNG NÓI TỪ TRÁI TIM
Thiền là ta luôn luôn ở thể tĩnh, sống động, nhạy cảm, sắc bén, quan tâm. Biết nhận định và phân định cảm nhận nào của giây phút hiện tại để không bị ảnh hưởng của thành kiến quá khứ hay ảo ảnh tương lai.
Trong trạng thái thiền, tâm ta an nhiên phẳng lặng. nhờ sự phẳng lặng đó ta mới nhận biết ngay những giao động thật sự của cảm quan và giác quan? Và từ sự phẳng lặng sáng trong tự nhiên đó ta mới đối chiếu được sự giao động của cảm quan và giác quan của kẻ trực tiếp đối diện.
Ta không thể phân biệt được cảm quan và giác quan nào của ta trong giây phút hiện tại chứ không phải của quá khứ hay vị lai, và ta cũng không phân biệt được cảm quan và giác quan nào của chính ta chứ không phải của người ảnh hưởng qua ta, nếu ta không sống luôn luôn trong trạng thái nhanh nhẹn sắc bén đó.
Có tịnh tâm, sáng suốt, minh định rõ rệt như vậy ta mới không tự gạt gẫm ta để đi đến sai lầm trong cách hành xử và đối xử giữa người với người.
Những điều nên tránh khi thiền
Ta nên tránh mê thiền và ngủ quên trong cái thiền. Ta không nên tưởng thiền là tâm hồn trống rỗng, không nghĩ gì và cũng không làm gì, rồi bỏ hết công ăn việc làm, bỏ quên bổn phận đối với bản thân, đối với gia đình, xã hội và đất nước mình.
Thay vì dùng thiền quán là một phương tiện như chiếc thuyền để đưa ta qua bên kia bến bờ giác ngộ, thì ta lại đặt thiền là mục đích nên ta cứ ngồi mãi và ôm chặt lấy chiếc thuyền rồi cứ bơi tới bơi lui, bơi qua bơi lại, không bao giờ vượt qua bên kia sông.
Trong cuộc sống ta phải nhận biết đâu là phương tiện, đâu là cứu cánh, để sau khi dùng phương tiện đạt tới cứu cánh, ta phải biết buông bỏ không tiếc rẻ để tiến bước.