- Lời giới thiệu của Giáo Sư Phạm Công Thiện
- Con Đường Văn Hóa - Nguyễn Huỳnh Mai
- CHƯƠNG I - TÌNH NGƯỜI
- CHƯƠNG II - TRÍ VÀ TÂM
- CHƯƠNG III - HÃY GIẢI THOÁT CON NGƯỜI RA KHỎI SỰ NÔ LỆ CỦA CHÍNH MÌNH
- CHƯƠNG IV - ĐỜI VÀ ĐẠO LÀ MỘT
- CHƯƠNG V: TU NHÂN HỌC PHẬT
- CHƯƠNG VI - HỒN THIÊNG DÂN TỘC
- CHƯƠNG VII - TIẾNG NÓI TỪ TRÁI TIM
Trước hết ta phải tịnh tâm đừng để trường hợp xảy ra có ảnh hưởng đến tâm thức ta, khiến cho ta lo âu sợ hãi để lo bảo vệ cho ta. Ta phải có cái nhìn lạnh lùng, khách quan về bối cảnh mà ta đang sống, đang bị chi phối.
Ta nhìn nó như là một vở tuồng trên sân khấu. Ta chiêm nghiệm các nhân vật, nhìn trước những phản ứng của từng vai trò để biết hậu quả, và kết quả của từng sự việc xảy ra theo mỗi trường hợp.
Từ đó ta mới có quyết định cho nhân vật là ta trong đó phải đối xử, hành xử, hành động như thế nào cho hợp lý và có thể có kết quả mỹ mãn toàn vẹn. Ta hoàn toàn tránh hành động theo cảm xúc và luôn luôn nhận định cái nào là cảm xúc và cái nào là trực giác (intuition).
Muốn tránh sự rơi vào nhầm lẫn giữa cảm xúc và trực giác ta phải ở thể định tâm. Có định tâm thần thức mới sáng suốt bén nhạy để mở rộng cảm quan và giác quan, thu nhận mọi dữ kiện của những sự việc xảy ra một cách không nhầm lẫn.
Thần thức bén nhạy và nhận thức chính xác là hai điều hệ trọng trong việc xây dựng vung bồi "sự tự chủ khách quan" để ta biết rõ ta là ai và ta không nhầm lẫn với cái "Ta ảo tưởng" hay "cái ta do người đặt để sắm tuồng". Ta sẽ biết rõ ta nói gì và nghĩ gì, làm gì mà không bị sự sai khiến của ảo giác hay bị giựt dây bởi các phe nhóm quanh ta. Ta sẽ không biến thành con thiêu thân của chính ta và của những người quanh ta và ta sẽ là ta thật sự, chứ không phải ta là người mà ta muốn trở thành.