- Lời giới thiệu của Giáo Sư Phạm Công Thiện
- Con Đường Văn Hóa - Nguyễn Huỳnh Mai
- CHƯƠNG I - TÌNH NGƯỜI
- CHƯƠNG II - TRÍ VÀ TÂM
- CHƯƠNG III - HÃY GIẢI THOÁT CON NGƯỜI RA KHỎI SỰ NÔ LỆ CỦA CHÍNH MÌNH
- CHƯƠNG IV - ĐỜI VÀ ĐẠO LÀ MỘT
- CHƯƠNG V: TU NHÂN HỌC PHẬT
- CHƯƠNG VI - HỒN THIÊNG DÂN TỘC
- CHƯƠNG VII - TIẾNG NÓI TỪ TRÁI TIM
Tình yêu chân thật xuất phát giữa người với người, không vì tình ruột thịt hay tình yêu giữa trai và gái, giữa chồng và vợ không vì sự thương hại, giàu, nghèo hay địa vị xã hội... Đó là tình người.
Tình người có thể biến đổi tùy theo hoàn cảnh, môi trường, có thể chuyển hướng vì sự chiêm ngưỡng, kính phục, hoặc xúc động, cảm khích hay tưởng tượng, ảo ảnh. Nhưng vì là tình người chân thật nên trở lại nguyên thể. Vấn đề là làm thế nào để có thứ tình người đó ở mọi con người - ở nhân loại?
Tình yêu chân thật không đi ngược với ĐẠO.
Nhiều người nghĩ đến tự do của thể xác mà quên đi tự do của tư tưởng. Khi tư tưởng được tự do, tức là đã làm chủ bản thể của mình thì dù cho sống trong ngục tù cũng vẫn tự do. Khi tư tưởng không tự do tức chưa làm chủ bản thể của mình, thì dù sống ở đâu cũng như đang ở trong ngục tù tăm tối vậy thôi.
Người đem tâm đạo ra để nói Đạo là họ đang làm công quả, thực hiện từ bi nên họ tiến và sống trong minh triết. Người đem lý đời ra để nói Đạo là họ tưởng họ dạy, họ giúp người khác nên kiến cao ngạo mạn rồi càng ngày càng lùi và sống trong vô minh.
Người làm phước mà không nghĩ rằng mình đang làm phước sẽ được giải thoát. Người làm phước mà mong được phước sẽ luân hồi để hưởng phước.
Thương người, giúp người tức thương mình giúp mình vì thương người, giúp người là vun công bồi đức cho mình để được giải thoát.
Người tầm Đạo sẽ không gặp Đạo vì Đạo ở chữ Không. Đạo không cần tầm vì Đạo ở trong Tâm.
Người minh triết gặp việc gì cũng đem tâm đạo ra xét trước rồi mới luận lý đời vì Chân Lý thường hay Nghịch Lý.
Khi đạt được vô vi thì không được mê vô vi mà phải hòa ở mọi trạng thái, mọi trình độ tức trở về với hữu vi. Cũng như sống nơi ô nhiễm mà không ô nhiễm vì khi đã có cái thật thì dù sống giữa cái giả cũng vẫn giữ được cái thật.
Giúp người không cần người biết vì mục đích của ta là giúp người chứ không phải mong cho người biết ta giúp để mang ơn. (Cho nên dù người có hiểu lầm hay ghét ta ta cũng vẫn vui)
Có nhiều người cho rằng mình biết, nhưng biết bao nhiêu? Biết đến đâu? Biết cái gì? Vì cái biết nó bao la, vô cùng vô tận như cõi càn khôn vũ trụ này vậy.
Many people look, but few people see. And many people died without seeing, anything at all.
Hòa bình chỉ sẽ đến với Việt Nam khi nào người Việt Nam nhận thức được rằng hai danh từ đối nghịch cùng cực là hai danh từ rỗng tuếch và nhìn nhau là những người cùng màu da, cùng ngôn ngữ và cùng một giòng máu để tiến tới tình yêu dân tộc thật sự.
Ngày nào các Đoàn Thể ở hải ngoại chưa cùng mặc một màu áo, chưa cùng hô một khẩu hiệu thì chúng ta chưa hy vọng ngày về quê hương được.
Công việc khó nhứt trên đời này là giúp cho người khác thức tâm.
Có những điều mình thấy, mình biết mà mình nói người khác vẫn không nghe; không sửa. Cũng như có những điều người khác thấy, biết mà nói mình cũng vẫn không nghe, không sửa. Ấy chỉ vì con người không nhận thức được rằng mình đang sống trong vô minh.
Người mê mà cứ tưởng ta mê. Nếu người biết người mê thì người đâu có tưởng ta mê.
Nước Việt Nam không phải của người này hay người kia, hoặc của nhóm kia hay nhóm nọ mà là của người Việt Nam biết thương yêu và bảo tồn nòi giống của mình.
Càng dùng những từ ngữ cao siêu để diễn đạt chân lý thì càng đi xa chân lý.
Đừng bắt buộc người khác phải hiểu, phải biết những gì mình hiểu, mình biết. Hãy để cho mỗi người tự học lấy bài học của chính bản thân họ.
Diệt dục đã khó thì chuyển dục còn khó hơn.
Không có gì mới lạ trong vũ trụ này, nếu có lạhay mới thì chỉ mới lạ đối với sự thay đổi của chính mình mà thôi.
Mình thấy, mình biết mà mình không đem cái thấy cái biết đó để giúp người khác cũng thấy biết như mình, thì cái thấy biết ấy cũng vô dụng mà thôi.
Biết mà không biết mới thật là biết.
Người hiểu Đạo không phân cao thấp vì Chân Lý ở mọi trình độ.
Khi biết Đạo rồi thì đừng khoa trương Đạo cho người ta thấy mới thật biết Đạo.
Không ai ngăn cấm sự tự do trong tâm thức ta được.
Nếu việc trước mắt ta giải quyết không xong thì làm sao ta làm được việc lớn hơn, khó khăn hơn.
Đừng tưởng lầm là công việc mình thích làm hay người khác muốn mình làm là cái nghiệp của mình, mà phải sáng suốt nhận định những gì nên làm và không nên làm.
Việc làm xem dễ mà khó là diễn đạt Chân Lý bằng những ngôn từ tầm thường bình dân nhất.
Muốn đem Chân Lý đến cho người nào, trước hết ta phải hiểu người đó và nói với họ bằng chính ngôn ngữ của họ.
Không có gì mất, không có gì còn. Không có gì của ta, không có gì của người.
Hiểu mình thật rõ, thật tường tận sẽ hiểu người.
Nói sự thật với người chưa đủ trình độ hiểu biết là mình tự hại mình và hại luôn người.
When two persons can understand each other by their vibration, they don’t need to talk.
Better to keep alive one’s loneliness than to share with someone who doesn’t understand anything at all.
Nói sự thật thường làm trái ý người nghe.
Knowing is suffering.
Thương người có khi hại mình.
Con người có khi tỉnh trong cái mê và có khi mê trong cái tỉnh. Phải biết tỉnh ở trạng thái nào và mê ở trạng thái nào.
Con người có thể là bậc Thánh Nhân, cũng có thể là sinh vật hung hiểm ác độc nhất quả địa cầu.
Không tin cũng mê mà tin quá cũng mê.
Hạnh phúc lúc có lúc không thì không phải thật hạnh phúc mà hạnh phúc thật sự phải vĩnh cửu.
Biết mà không biết áp dụng cái biết cũng như không biết.
Còn đi dạy đạo là chưa thật biết Đạo.
Hiểu người thì còn người, không hiểu người thì mất người.
Hiểu con thì còn con. Không hiểu con thì mất con.
Hiểu vợ thì còn vợ. Không hiểu vợ thì mất vợ.
Hiểu chị thì còn chị. Không hiểu chị thì mất chị v.v...
Con người ác hơn con thú vì con thú làm ác mà không suy nghĩ, còn con người làm ác mà có suy nghĩ.
Người quân tử không phô trương quân tử. Người không quân tử mới phải phô trương quân tử.
Người quyết tâm giúp đời thật sự không phô trương việc làm giúp đời của mình.
Tin Thầy, thực hành theo lời Thầy dạy là Chánh Tín. Tin Thầy, xưng tụng Thầy mà không thực hành theo lời Thầy dạy là Mê Tín.
Giảng là dạy. Đọc giảng phải hiểu, phải hành theo đúng lời giảng mới không phụ lòng người giảng.
Con người thua con vật ở sự biết ơn. (Nuôi vật vật trả ơn, nuôi nhơn nhơn trả oán.)
Làm ơn mà mong nhận được kết quả thì đừng mong người mang ơn (muốn lập công).
Không phải ai cũng thật như mình. Bất cứ bộ óc nào cũng có thể đại thiện hoặc đại ác.
Không ai có thể biết trước rằng kẻ đại thiện có thể trở thành đại ác và ngược lại.
Khi thương, khi ghét không phải là tình thương thật. Tình thương thật sự không thay đổi ở bất cứ trạng thái nào, trường hợp nào.
Muốn giúp con người phải hiểu thật rõ con người.
Con người lúc nào cũng hiểu trễ.
Cái đạo đức mà người ta thấy được là giả vì cái đạo đức thật không ai nhìn thấy được.
Khi sự thật đã được phơi bày thì không che đậy nó lại được nữa.
Người thấp hèn sẽ đẻ ra những tư tưởng thấp hèn.
Con người thường thích sự thật, cho rằng mình thành thật nhưng lại không thích nghe sự thật trái với ý mình.
Người thích ban ơn thường tạo cơ hội cho người khác mang ơn.
Đạo trong tâm mới là Đạo của mình
Chỉ có Thượng Đế (2) mới có quyền phán xét con người. Con người không có quyền phán xét con người vì cái tốt và cái xấu đều do con người đặt ra.
Con người tưởng rằng mình thích cái thật nhưng thật ra chỉ thích cái giả làm đẹp lòng họ.
Cái tự do chủ quan không phải thật tự do.
Nếu con người đừng bắt người khác sống theo tự do chủ quan của mình, thì con người sẽ được sống trong hòa bình hạnh phúc hơn.
Knowledge is power.
Sự hiểu biết không có bằng cấp.
Tư Tưởng con người không ăn cắp mà có được mà phải phát xuất từ kinh nghiệm bản thân của mỗi người.
Muốn sửa người trước hết phải sửa mình.
Muốn thuyết phục người nào phải hiểu rõ trình độ của người đó.
Muốn hiểu người hãy xem phản ứng của chính mình.
Sự ganh tị có thể thay đổi cả một con người.
Con người có thể nói bất cứ điều gì, làm tất cả điều gì mà chính họ cũng không ngờ để đạt đến mục đích.
Chỉ có mình mới thay đổi được chính mình.
Tự ái ngăn cản bước tiến của con người.
Hạnh phúc hay tai họa đều do chính mình tạo ra.
Tình thương thật sự chỉ có ở những kẻ có tư tưởng đại đồng.
Tất cả những gì do chính mình tạo ra mà mình phải gánh lấy mới chính cái nghiệp của mình.
Muốn hiểu người trước hết phải hiểu mình.
Knowing nothing is knowing everything.
Cái tự do do con người đặt ra không phải là tự do vì nó thay đổi theo ý muốn (ích kỷ) của con người. Cái tự do đó cũng chẳng khác nào nhà tù.
Trong tình người sự cảm thông quan trọng hơn sự săn sóc (tinh thần, vật chất).
Chỉ có mình mới hiểu rõ mình lỗi hay phải.
Tư tưởng là mạch sống chính của con người.
Tình cảm đã mất thì không tìm lại được cũng như con người không đi ngược lại được thời gian.
Chính con người đã giết tình cảm của con người.
Sự thiếu cảm thông, thiếu hiểu biết đã giết chết bao nhiêu hạnh phúc.
Hiểu người sẽ hiểu mình.
Ít ai nhìn thấy tình thương thật sự.
Làm thế nào để:
Chỉ mình biết mình thương người
Chỉ mình biết mình sống cho tha nhân
Chỉ mình biết mình đạo đức
Chỉ mình biết mình giác ngộ
thì mới thật là người.
Con người sùng kính thiêng liêng, tin tưởng thiêng liêng nhưng khi nghe chuyện thiêng liêng lại không tin.
Người biết Đạo không cảm thấy mình biết đạo vì Đạo ở chữ Không.
Cái hiếu người ta thấy được, còn cái đại hiếu người ta thấy không được.
Khi ta sống cho cái ngã, người ta thấy được. Khi ta sống cho đại ngã, người khác không thấy được.
Cái hiếu, cái ngã là cho mình. Cái đại hiếu, đại ngã mới cho người.
Làm ơn cũng do mình mà giết ơn cũng do mình.
Khi hiểu được con người mới thấy giá trị của những con thú.
Con người thường chỉ nhìn hậu quả của vấn đề mà không chịu xét đến căn nguyên nguồn cội của vấn đề.
Con người muốn người khác thành thật nhưng lại hay cố che dấu cái lỗi của mình.
Hiểu một người bình thường, thương một người bình thường thì dễ. Hiểu một người bất bình thường, thương một người bất bình thường thì khó.
Nếu người biết người mê thì người đâu có mê.
Sự hiểu biết dẫn dắt con người đến chân lý.
Con người thích được giải phóng nhưng lại hay đặt mình vào quy luật để được giải phóng.
Cái miệng thiên hạ không làm nên hạnh phúc cho mình.
Khi để lộ cho người khác biết mình tu là mình tự ngăn chặn con đường tu của mình.
Con người thường cho rằng không ai hiểu mình nhưng lại thường không hiểu người khác.
Nếu có tình thương thật sự người ta có thể thương được một người điên.
Tất cả những tự do do con người đặt ra chỉ là ảo tưởng.
Khi con người có đầy đủ cơ hội mới biết họ thật tốt hay thật xấu.
Người đưa mình lên cao là tự kéo mình xuống thấp.
Còn thấy mình biết đạo là chưa thật biết đạo.
Con người nhận công thì dễ, nhận tội thì khó.
Con người thường nhìn thấy lỗi của người khác mà không nhìn thấy lỗi của mình.
Giúp người mà không biết cách giúp sẽ trở nên hại người.
Sự tưởng tượng chủ quan cũng đã giết bao hạnh phúc gia đình.
Sự thành thật là con dao hai lưỡi.
Sự thành thật quá đáng cũng hại bao hạnh phúc gia đình.
Sự thành thật hại người không biết quý nó.
Sự thành thật của ta giúp cho trí tưởng tượng của người thêm phong phú.
Sự thành thật có khi là đầu giây mối nhợ của sự tan rã.
Càng muốn cho người ta hiểu mình thì càng làm cho người ta nghi ngờ mình.
Tự do không phải tự nhiên có được mà phải do mình tạo ra.
Sự tự cao khiến con người mất đi bao nhiêu cơ hội để học hỏi.
Nếu không đau khổ thì không hiểu được cái đau khổ của người khác.
Khi một người đã làm mình sợ rồi thì mình có thể làm bất cứ điều gì để tránh xa họ.
Không thương cũng khổ mà thương quá cũng khổ.
Thương không đúng cách là hại người mình thương.
Chỉ có tình người mới đưa con người đến hòa bình, hạnh phúc vĩnh cửu.
Khi người ta tin tưởng đến mù quáng thì dù chuyện có cũng tưởng không.
Nhiều người tưởng rằng họ yêu người khác nhưng thật ra họ yêu họ. Yêu cái tôi của họ.
Nếu hiểu một cách tường tận thì không ai xấu với ta cả vì họ mới chính là những người giúp cho ta những bài học đáng giá.
Khi hiểu được một người mình đánh giá thấp thì mới thật là hiểu.
Sống cho tha nhân mới thật là sống cho ra một con người.
Khi người ta không tin thì chuyện không cũng thành có.
Tất cả những xúc động là do mình chứ không do ngoại cảnh.
Cái tốt và cái xấu đều do mình chứ không phải do người.
Khi mình xem người ta quan trọng mình mới phải đính chính, giải thích.
Nếu tinh thần ta mạnh mẽ thì ngoại cảnh không chi phối ta được.
Nếu đã hiểu "không tức thị sắc, sắc tức thị không" thì tại sao con người lại mãi lệ thuộc ngoại cảnh?
Con người lệ thuộc vũ trụ chứ không phải con người lệ thuộc con người.
Con người tự làm khổ con người vì bộ óc của mình.
Khi đã có sự hiểu biết rồi thì không còn ghét con người nữa.
Chỉ có tình thương thật sự mới đưa con người đến chân lý.
Rộng lượng cũng do mình mà cố chấp cũng do mình.
Con người đâu có ngờ trái đất là niết bàn.
Niết bàn tại tâm.
Địa ngục hay Thiên đàng cũng do tâm.
(lấy ý từ 2 câu giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ)
"Địa ngục cũng tại tâm làm quấy
Về thiên đàng tâm ấy tạo ra"
Người vì tình sẽ thất vọng vì tình, người vì hiếu sẽ thất vọng vì hiếu.
Người gian lận có bài học của người gian lận, người thanh liêm có bài học của người thanh liêm.
Con đường Đạt Đạo không phải có đầy hương thơm cỏ lạ mà là một cuộc lột xác hết sức đau đớn.
Không ai giả đạo đức hay bằng một người đạo đức mà người đời thường ca tụng.
Các nhà lãnh đạo đều dùng chiêu bài tự do hòa bình của dân để bảo vệ thế lực, quyền lợi của họ.
Nếu con người thật sự hiểu rằng họ chỉ khác nhau ở tiếng nói, màu da thì thế giới không có thù hận, chém giết.
Phải đại từ, đại bi mới chấp nhận giúp người mà bị người ghét.
Khi đã đại từ, đại bi thì ghét cũng như thương (bất phân).
Khi nào người Việt Nam quên được hận thù trong dĩ vãng mới gầy dựng được tình thương trong tương lai.
Cứ giữ con người của mình như thế nào là như thế đó. Những người xung quanh có hiểu cho ta hay không là việc của họ.
Cứ ăn thẳng nói ngay rồi thì người ta cũng sẽ hiểu được giá trị của mình.
Sự hiểu biết không phải đương nhiên mà có, mà phải đánh đổi bằng cả một cuộc đời.
Nếu ta cứ mãi lệ thuộc vào những người xung quanh thì suốt cuộc đời ta cũng chẳng làm nên trò trống gì.
Tư tưởng càng bị gò bó thì nó càng phát triển.
Nếu không có đủ đại từ đại bi thì giúp người luôn luôn mong người đáp lại.
Mình có học mãi cũng không hết ở con người.
Khi thương được con của người cũng như con của mình mới thật sự từ bi.
Sống cho cái tôi ai sống cũng được, sống cho tha nhân không phải ai cũng sống được.
Viết lại những gì mình nhìn thì dễ, viết lại những gì mình thấy thì khó.
Người cao thượng không cho ai thấy là mình cao thượng.
Người thật tu không cho ai thấy là mình đang tu.
Người biết đạo không cho ai thấy là mình biết đạo.
Có thương người thật sự mới quên mình.
Khi yêu thật sự người ta không bắt người mình yêu phải sống theo ý của mình.
Khi yêu thật sự người ta có thể chịu đựng đau khổ để người yêu được sung sướng.
Sống mà không lệ thuộc ngoại cảnh mới thật là sống theo cái tâm của mình.
Cái đạo đức của một người dốt mới là cái đạo đức thật.
Còn cầu nguyện điều gì cho mình là còn sống cho mình.
Khi mình thấy được người ta không sống cho mình, mình mới biết mình chưa sống cho mình.
Nếu thật sự nghĩ đến mình thì người ta không làm mình buồn trong lúc mình đang đau khổ.
Khi mình chỉ thấy những điều gì làm cho mình có hạnh phúc thì mình không thấy những điều gì làm cho người khác hạnh phúc.
Khi mình chỉ thấy những điều gì đem lại cho người khác hạnh phúc thì mình mới thật sự yêu họ.
Khi biết rằng mình chỉ sống theo ý thích của người khác, thì mới biết chính mình mới là người yêu họ (chứ không phải họ yêu mình).
Khi đã hiểu được sự thật rồi thì không sao tránh được đau khổ.
Sự thật dù đau lòng mình cũng phải chấp nhận nó.
Việc cho người thì dễ thấy, việc lấy của người thì khó thấy.
Khi tình cảm mà mình quý nhất trong đời mất được thì không có gì mất không được.
Người ta có thể thấy bị người khác ép nhưng ít khi thấy họ đang ép người khác.
Khi còn lệ thuộc ngoại cảnh thì chưa thấy được mình phải làm cái gì.
Cái đau khổ của con người đều bằng nhau.
Con người là một, chỉ khác là nơi và từ giống người họ được sanh ra.
Con người và vạn vật cũng là một, chỉ khác là bị phân ra thành các thể và các loại.
Người thường nghĩ bậy cho người khác thường hay làm bậy.
Khi mình cố gắng buộc người khác phải lệ thuộc mình thì sớm muộn gì mình cũng sẽ mất họ.
Nếu yêu người thật sự thì mình tạo hạnh phúc cho người chứ không phải tạo hạnh phúc cho mình.
Khi thương thật sự thì người ta chỉ cho mà không cần nhận.
Nếu đã làm một chuyện gian thì dù cho làm mười chuyện phước cũng không bù đắp được.
Khi mình cầu thì không có, khi mình không cầu thì có.
Nếu đã hiểu "không tức thị sắc, sắc tức thị không" thì tại sao con người lại cầu cho có nhiều tiền của?
Không có cái gì của ta, không có cái gì của người. Tất cả đều của vũ trụ.
Nếu hiểu rằng sự đau khổ của con người đều bằng nhau thì ta đâu có phải đợi chỉ giúp những người cùng chủng tộc.
Nếu thật sự thương yêu con người thì ta mới thấy sự đau khổ của dân tộc ta cũng như sự đau khổ của các dân tộc khác.
Một nhà đạo đức giả dối còn thua một tên cướp thành thật.
Nói những điều tốt của mình làm thì dễ, nói những điều xấu của mình làm thì khó.
Nếu tu mà còn ham được khen ngợi thì chừng nào mới đạt Đạo.
Nếu nghĩ rằng phải sống theo cái tâm của mình thì tại sao những điều mình làm theo cái tâm của mình lại sợ thiên hạ phê phán.
Ông chủ có chiêu bài của ông chủ, người chồng có chiêu bài của người chồng.
Hạnh phúc và cơ hội phải do mình tạo ra chớ không phải đương nhiên mà có được.
Đồng tiền phải do mình tạo ra chứ đừng đợi ai ban cho mình.
Sự thoải mái tinh thần là do ta chớ không phải do người.
Con người thường hay lầm lẫn cái muốn của mình là cái nghiệp của mình.
Ta phải làm chủ cuộc đời chứ cuộc đời không làm chủ ta.
Cuộc đời vui cũng do mình, mà buồn cũng do mình.
Nếu đã sợ con người thì phải bảo vệ mình.
Của được cho thì ít chứ của bị giựt thường nhiều.
Nếu thật sự thương người thì không bắt người sống theo ý mình.
Nếu buộc người sống theo ý của mình là mình chỉ thương mình.
Thầy thuốc có lương tâm mong ít người bệnh, thầy thuốc vô lương tâm mong nhiều người bệnh.
Lương tâm thầy thuốc tùy theo túi tiền của ông.
Lương tâm của thầy thuốc tùy theo nhu cầu của ông.
Người không lệ thuộc ngoại cảnh hành động theo trái tim của mình.
Muốn hiểu người nào mình phải đặt mình vào vai trò của họ.
Khi người ta thương người ta, người ta chỉ nhìn thấy lỗi của mình.
Người có mặc cảm tội lỗi hay thích bôi nhọ người khác để thỏa mãn chính mình.
Khi có tình thương thật sự người ta thương đứa có hiếu lẫn đứa bất hiếu, đứa làm vui lòng lẫn đứa không làm vui lòng.
Người chồng thường dùng chiêu bài hạnh phúc để buộc người vợ phải sống theo ý thích của họ.
Người chủ thường dùng chiêu bài tương lai để buộc nhân viên phải hy sinh cho họ.
Tâm là tim.
Hành động theo tâm của mình là hành động theo trái tim của mình.
Có tâm rồi thì phải tâm không.
Tâm không là có làm cũng như không làm.
Không ai ác thua ai, chỉ có điều người ta không thấy cái ác của mình.
Con vật giết con người phải cần hành động, con người giết con người không cần hành động, chỉ cần lời nói.
Sống ngược lại con tim là sống ngược lại cái tâm của mình.
Kẻ muốn sống theo cái tâm, theo con tim của mình phải có nhiều nghị lực, can đảm và không lệ thuộc ngoại cảnh.
Sống ngược lại trái tim, cái tâm, không sao tìm được hạnh phúc.
Đối với con người bằng trái tim, ta sẽ được đáp lại bằng trái tim.
Con người không thể cảm thông nhau bằng lý luận.
Tình thương không thể tạo được bằng lý luận mà phải bằng con tim.
Không có vũ khí sắc bén nào bằng tình người.
Không có người nào mà không có tình người, chỉ có là họ chưa biết cách sử dụng.
Nếu có tình thương thật sự người ta không tìm cách dằn vặt tinh thần người mình thương.
Một số nhà báo không xem tờ báo của mình là một phương tiện truyền thông mà dùng tờ báo của mình để bảo vệ, ca tụng cá nhân, phe phái và bôi nhọ, đè bẹp những người đi ngược lại họ.
Một số người bước vào lĩnh vực truyền thông không phải để phục vụ tha nhân mà để phục vụ mình và phe nhóm mình.
Nếu không có lương tâm của một người làm báo thì làm sao phục vụ độc giả được.
Nếu mục đích không phải là truyền thông thì làm sao đáp ứng được nhu cầu của độc giả.
Không có giải pháp nào tuyệt vời bằng tình người.
Nếu nhà báo sống nhờ đồng tiền của gian thương thì làm sao phục vụ cộng đồng.
Nếu tờ báo chỉ sống nhờ tiền quảng cáo thì làm sao vạch mặt bọn gian thương.
Nếu tờ báo chỉ biết ca tụng nguồn tài chánh của mình thì làm sao khôi phục lại cộng đồng.
Người Việt Nam chỉ biết phục vụ cho các phe nhóm đối nghịch chứ chưa biết phục vụ cho hai chữ Việt Nam.
Tình người có thể giải quyết bất cứ vấn đề gì dù nan giải.
Không có trái tim nào độc mà chỉ có trí óc độc.
Người có sự hiểu biết không còn sợ cuộc đời nữa.
Người có sự hiểu biết không sợ con người nữa mà con người phải sợ họ.
Nếu hiểu được con người sẽ hiểu được những dự tính của họ.
Nếu hiểu được con người thì con người không làm cho ta đau khổ được nữa mà ta có thể làm ngược lại nếu ta muốn.
Sự đau khổ làm cho trí óc ta minh mẫn hơn.
Có sự hiểu biết ta mới đối phó được với những bộ óc dã man nhất, tàn ác nhất của con người.
Chỉ có mình mới biết mình chịu ảnh hưởng của ai, nhiều hay ít.
Chỉ có mình mới biết mình mang ơn ai, nhiều hay ít.
Khi yêu thật sự người ta luôn luôn độ lượng đối với người mình yêu.
Không vui, không buồn mới tìm được hạnh phúc vĩnh cửu.
Người có sự hiểu biết không cần người khác hiểu mình.
Lễ giáo đã giết bao nhiêu trái tim oan ức.
Con người có thể thật ác trong tình thương của họ.
Khi hiểu con người thì con người không sợ con thú nữa mà lại sợ con người.
Khi hiểu được hậu quả của văn minh thì con người muốn trở lại thời sơ khai.
Nếu sống ngược lại trái tim thì sớm muộn gì ta cũng phải chết vì trái tim.
Khi người chồng hay người vợ ghen thì họ không còn thấy nữa mà họ chỉ nhìn.
Có thấy mới hiểu, chỉ nhìn không hiểu.
Người ta chỉ hiểu thật rõ khi trái tim đau.
Trái tim chỉ có thể hết đau khi mình thật sự sống theo ý của nó.
Không ai thương mình bằng chính mình.
Phải tự cứu để tự tồn.
Tình thương vị kỷ đưa con người đến mù quáng.
Khi còn mong người khác hiểu mình thì mình còn mang lại nỗi thất vọng cho mình.
Không ai hiểu được cái khổ nào là cái khổ tột cùng.
Cái khổ phải chăng là do cái chấp?
Khi thương người nào nhiều mình mới nhìn thấy được cái khổ của người đó đến đâu.
Đừng nhìn con của người mà phê phán hãy đợi xem con của mình.
Con người cao thượng nhất mà cũng hèn hạ nhất.
Khi hiểu rằng chưa bao giờ mình dứt phiền não mới biết rằng chưa bao giờ mình có hạnh phúc.
Khi ta đối với ai không thực tâm thì sớm muộn gì ta cũng mất người đó.
Chỉ mình mới giải phóng tư tưởng mình được.
Vật chất đầy đủ mà thiếu sự cảm thông cũng không thể nào có hạnh phúc được.
Nhiều người biết phê bình những người đã chưởi các bậc vĩ nhân thời trước nhưng chính họ lại chưởi các bậc vĩ nhân thời của họ.
Nhiều người tưởng rằng họ chết vì trái tim của họ nhưng thật ra họ chết vì con người.
Giết con người không cần bằng dao chỉ cần không hiểu họ.
Làm sao cho con người hiểu được tình người?
Làm sao cho con người hết cứng đầu?
Làm sao cho con người hết gian ác, nham hiểm?
Làm sao cho con người hết ích kỷ, nhỏ mọn?
Làm sao cho con người hết ganh tị, tự ái?
Làm sao cho con người hết nghi ngờ?
Làm sao hiểu được con người để dẫn dắt họ?
Phải hòa mình không? Phải quên mình không?
Bỏ chấp không? Kiên nhẫn không? Bỏ thuơng, bỏ ghét không?
Phải không thấy đẹp, không thấy xấu, không thấy ngon, không thấy dở, không thấy hay, không thấy tồi, không thấy cao, không thấy thấp, không thấy mặn, không thấy ngọt, không thấy hạnh phúc, không thấy đau khổ, không thấy buồn, không thấy vui.
Phải ăn cũng như không ăn, nói như không nói, làm như không làm, thương như không thương, ghét như không ghét, không bênh ai, không chống ai.
Muốn giúp con người phải giữ tâm không.
Làm sao cho tim khỏi đau, đầu khỏi nhức? Làm sao để không còn cảm xúc nữa? Phải tự cứu để tự tồn. Muốn cứu người, phải cứu mình. Mình còn đau khổ thì làm sao xoa dịu được cái đau khổ của người khác. Chưa quên mình thì làm sao sống cho tha nhân? Còn ghét người thì làm sao cứu người? Còn thương người này ghét người kia thì làm sao thương nhân loại vì nhân loại là tất cả chúng sinh mà chúng sinh phải được thương yêu cứu vớt đồng đều mới được gọi là tâm từ bi. Kẻ tốt mình thương ít, kẻ xấu mình phải thương nhiều hơn. Kẻ hiền mình thương ít, kẻ dữ phải thương họ nhiều hơn. Vì kẻ xấu, kẻ dữ đang sống trong vô minh. Họ mới là người cần được giúp đỡ nhiều hơn.
Tình yêu nhân loại giúp cho tâm ta tự tại. Khi ta không còn nghĩ đến ta nữa thì không còn gì khiến cho ta phiền não nữa. Ta không còn cần ăn ngon, không còn cần mặc đẹp, không còn cần được yêu thương mà chỉ yêu thương những người quanh ta, ta không còn cần được khen, không còn cần được sung sướng, không còn cần được hạnh phúc. Tất cả chỉ là "không".
Viết xong những giòng chữ trên trong âm thanh, tiếng chim kêu ríu rít tại sân trường Long Beach. Gió thu nhè nhẹ thổi, nắng ấm làm dịu mọi cơn đau trong lòng tôi.
Gửi ý kiến của bạn