- Lời giới thiệu của Giáo Sư Phạm Công Thiện
- Con Đường Văn Hóa - Nguyễn Huỳnh Mai
- CHƯƠNG I - TÌNH NGƯỜI
- CHƯƠNG II - TRÍ VÀ TÂM
- CHƯƠNG III - HÃY GIẢI THOÁT CON NGƯỜI RA KHỎI SỰ NÔ LỆ CỦA CHÍNH MÌNH
- CHƯƠNG IV - ĐỜI VÀ ĐẠO LÀ MỘT
- CHƯƠNG V: TU NHÂN HỌC PHẬT
- CHƯƠNG VI - HỒN THIÊNG DÂN TỘC
- CHƯƠNG VII - TIẾNG NÓI TỪ TRÁI TIM
Muốn tránh đau khổ thì không chống cũng không muốn. Muốn không chống và không muốn thì phải không có ý. Nếu không có ý thì sự "muốn tránh đau khổ cũng không nên có".
Những điều ta sợ và muốn tránh đều thường hay xảy đến cho ta. Khi sợ ta mất tự chủ. Khi mất tự chủ, sự sáng tạo mất. Sự sáng tạo mất, ý chí mất, khả năng mất, ta trở nên yếu đuối trước sự phê phán tốt xấu của người khác và ta nghĩ rằng những điều ta làm là sai lầm.
Khi mất tự chủ ta không định hướng đi được và ta không quyết định được điều gì nên và không nên làm. Ta trở nên yếu hèn. Sự yếu hèn đưa ta đến bỏ dở công việc hoặc phải làm theo ý kiến người khác hay phải phục tùng họ. Ta trở nên người có mặc cảm không dám đưa ra ý kiến hay khả năng của mình. Ta sẽ trở nên thuần phục người khác một cách dễ dàng. Khi ta không biết chắc ta đúng hay sai thì dù ta có làm theo người khác ta cũng không chắc họ đúng hay sai mà ta chỉ làm theo họ vì tưởng rằng họ giỏi hơn mình.
Khi ta phục vụ một cá nhân hay một nhóm mà ta không chắc họ đi đúng hay sai thì ta chỉ làm một cách hờ hững cho lấy có chứ không dốc toàn lực để phục vụ tổ chức, cá nhân đó.
Khi tự chủ, biết việc mình làm đúng hay sai thì dù ta có làm một việc nhỏ hay việc lớn, đều thành công, vì ta sẽ đem hết thiện chí, ý chí, khả năng, để phục vụ cho một công việc hay một lý tưởng mà mình đã chọn lựa.