- Lời giới thiệu của Giáo Sư Phạm Công Thiện
- Con Đường Văn Hóa - Nguyễn Huỳnh Mai
- CHƯƠNG I - TÌNH NGƯỜI
- CHƯƠNG II - TRÍ VÀ TÂM
- CHƯƠNG III - HÃY GIẢI THOÁT CON NGƯỜI RA KHỎI SỰ NÔ LỆ CỦA CHÍNH MÌNH
- CHƯƠNG IV - ĐỜI VÀ ĐẠO LÀ MỘT
- CHƯƠNG V: TU NHÂN HỌC PHẬT
- CHƯƠNG VI - HỒN THIÊNG DÂN TỘC
- CHƯƠNG VII - TIẾNG NÓI TỪ TRÁI TIM
Tiến trình học đạo phải qua những chu kỳ ngắn hạn và dài hạn. Mỗi chu kỳ là một bài học mới luôn luôn.
Bài học mới chỉ đến sau khi bài học cũ đã được khai sáng và con người trở lại thế quân bình.
Mỗi bài học gồm vui, buồn, đau khổ, sung sướng. Có những lúc trí óc mờ mịt ngủ quên rồi bỗng chốc bừng sáng tỉnh ngộ như chợt thức dậy sau một giấc ngủ dài.
Con người tối đó rồi sáng đó để luôn luôn học hỏi. Phải đi từ vô minh đến ngộ giác để qua những bài học rồi cứ thế tiếp tục.
Sự học hỏi càng tiến ta càng thấy ta đi từ vô minh này đến vô minh khác và ta thấy ta càng phải luôn luôn theo dõi ta để bất chợt khi ta có những tác động dậy khởi. Ta phải bắt kịp nó để tiến hóa, để không buông ta rơi trở lại vực sâu của quá khứ và trở lại đoạn khởi hành.
Đường đạo có nhiều hoa thơm cỏ la, nhưng cũng có bao nhiêu lúc thân tâm ta đớn đau dày vò cùng khổ. Để tiến tới ta phải có can đảm và ý chí để buông bỏ những sung sướng hay đau buồn sầu thảm của cuộc sống.
Hãy tỉnh ngộ để biết sung sướng hay đau buồn của cuộc sống chỉ là những giấc mơ. Ta phải phân định ta không phải là giấc mơ mà là ta của ngộ giác. Ta không thay đổi còn giấc mơ thay đổi. Ta trường cửu còn giấc mơ chỉ trong thoảng chốc của thời gian.
Khi nhận thức được ta không phải là những giấc mơ của đời sống, ta tỉnh ngộ và sự sống mới thật sự bừng dậy nơi ta