35. Chỉ có khai ngộ mới sống trong ba thời. (21-2-13)

20 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 35775)
35. Chỉ có khai ngộ mới sống trong ba thời. (21-2-13)

21-2-13 – 11 giờ sáng.


Muốn giúp cho người khác biết đạo, trước nhất phải học đạo và hành đạo đạt kết quả.


Muốn giúp người khác khai ngộ, thức giác trước nhất ta phải tự khai ngộ, thức giác.


Ta không thể nào có thể giúp bất cứ một ai nếu ta cứ nói mà không làm, tu mà không hành, học mà không tập, không đạt được kết quả về điều gì mà mình muốn chia sẻ, giúp đỡ người khác.


Con đường đạo không phải là con đường lặp lại vì thế dù học thuộc giáo điều, kinh sách, mà không sống đạo, không hành đạo thì chỉ là những bài học suông, lặp đi lặp lại, nói tới nói lui, và ta cứ như đi quanh một căn phòng, như đi trên miệng chén.


Học đạo, hành đạo cần sự làm việc đồng bộ của thân, khẩu ý, cùng với con người cùng sống cùng thở trong thời hiện tại, với hoàn cảnh xung quanh, với tất cả sự việc xảy ra gần trên mặt đất vì tất cả đều có sự liên hệ vô cùng mật thiết.


Muốn đi đồng bộ ta cần tiến hóa và nhất là khai ngộ tức phải vừa giác ngộ mà vừa minh mẫn mới có khả năng đi kịp với sự phát triển vạn năng của thế giới loài người.


Khi chưa khai ngộ, khi chưa có khả năng sống đồng bộ (synchronize) với con người và thế giới bên ngoài ta dậm chân tại chỗ, và điều ta nói, làm, viết đều trở nên quá khứ, không hợp với con người trong tương lai.


Khi có khả năng sống, thở, ăn, ngủ đồng bộ với thế giới bên ngoài ta, những gì ta nói, làm, viết sẽ bất tử vì đó là chân ngôn, phù hợp với mọi giai đoạn tương lai con người.


Tư tưởng lặp lại là tư tưởng bị gò bó của quá khứ, tư tưởng khép kín, tư tưởng của một người ngủ quên, một xác chết biết đi vô hồn.


Không thể sáng tạo nếu không khai ngộ thức giác, thấy biết vì chẳng những sống đồng bộ với vũ trụ mà thần thức đi nhanh theo nhịp độ ánh sáng để có thể sống ba thời quá khứ hiện tại và tương lai.


Chỉ có khai ngộ mới sống và thở trong ba thời: quá khứ, hiện tại và tương lai.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880