16. Pháp thí là trách nhiệm. (25-11-12)

20 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 36140)
16. Pháp thí là trách nhiệm. (25-11-12)

25-11-2012 – 3 giờ sáng.


Dù theo bất cứ tôn giáo nào, phương trình đời đạo song tu là con đường duy nhất để đi đến thành công cho một đời người.


Chữ tu ở đây là sửa đổi những tánh không tốt để dần dần trở nên quân bình.


Chữ đạo ở đây là con đường đúng chân chính đưa đến bình an, hạnh phúc cho bản thân, xa hơn là có thể góp công sức cho nhân quần xã hội đóng góp cho thế giới được hòa bình thịnh vượng.


Nếu mọi người trên thế giới đều đời đạo song tu chúng ta sẽ không có chiến tranh tôn giáo, chiến tranh vì tham vọng muốn bá chủ thế giới, hay tham vọng về vũ lực của nước lớn muốn đàn áp nước nhỏ.


Con đường đời đạo song tu càng không thể thiếu đối với các bực lãnh đạo tôn giáo để thay vì truyền bá một giáo lý siêu việt đưa con người ra khỏi trầm luân bể khổ, thì dùng tôn giáo để phục vụ tham vọng chánh trị hay bồi đắp cho tham vọng tiền của giàu sang sung sướng.


Có bao vị lãnh tụ tôn giáo thay vì sống một cuộc sống giản dị của một đời tu sĩ thì trở nên một ông vua không ngai có đủ phương tiện vật chất dựa trên tiền bạc của bá tánh.


Bổn phận của một người tu là phục vụ, pháp thí là đưa pháp tu của các Phật, của Chúa, của các vị Thiêng Liêng để giúp con người một con đường giác ngộ. Đó là bổn phận của người hiểu đạo, biết đạo. Pháp thí không phải là một phương tiện để đổi lấy tài vật để xây dựng vương quốc, hay để lập nhóm, lập đạo.


Trên con đường tu tập, hành giả cũng cần quán chiếu tự tâm và quán xét người ban pháp thí để định rõ đâu là “chân lý” đâu là “chân nhân”.


Chân nhân, người chân thật, chân chánh, xem việc hoằng pháp là một bổn phận, không phải là việc trao đổi để ta phải cung phục họ hay mê sai, mù quáng.


Chân nhân sẽ hướng ta đến chân, thiện, mỹ, đến Phật, đến Chúa, đến các vị Thiêng Liêng giúp ta giác ngộ, không phải hướng ta đến phục tùng, phục vụ họ như một Phật sống để rồi ta bị mê hoặc để thấy họ làm gì cũng hay, nói gì cũng đúng.


Nếu là một chân nhân họ sẽ giúp cho ta một con đường quân bình đời đạo song tu hữu ích chẳng những cho ta mà luôn cả gia đình và nhân quần xã hội. Họ sẽ đưa ta trở về với giác ngộ của đời thường không mộng ảo.


Một người thường làm sai hại ít, nhưng nếu là một tu sĩ, một tu sĩ lãnh đạo một nhóm người càng lớn chừng nào trách nhiệm càng nặng nếu họ đi sai thì tai hại cho không biết bao gia đình, gây bao đổ vỡ tạo nên bao nghiệp chướng khó gỡ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880