67.- SỰ HÒA HỢP GIỮA TÂM LINH VÀ VẬT CHẤT

13 Tháng Năm 200912:00 SA(Xem: 71780)
67.- SỰ HÒA HỢP GIỮA TÂM LINH VÀ VẬT CHẤT

Phải chăng con người bị tăm tối vì đã hạn chế khả năng về tâm linh và thể xác của mình?

Phải chăng vì quá chú trọng vào việc phát triển tâm linh nên con người đã hạn chế sự phát triển khả năng của thể xác; cũng như vì quá chú trọng sự thụ hưởng về thể xác nên đã bỏ quên sự phát triển phần tâm linh?

Sự phát triển quá mức về tâm linh đưa con người đến sự xa rời thực tế, dễ trở nên mê tín dị đoan, đi dần đến sự thần thánh hóa, mơ ước những phép lạ, đời sống sẽ dựa vào ảo tưởng. Khi những ước vọng và ảo tưởng không thực hiện được họ sẽ trở nên mất niềm tin nơi đấng thiêng liêng và ngay cả chính họ cùng những người sống chung quanh. Con người và đời sống sẽ trở nên bất quân bình không định hướng.

Song song với việc phát triển tâm linh trao dồi đạo đức, con người phải theo dõi sự phát triển cũng như nhu cầu của thể xác theo định luật thiên nhiên. Có hiểu được tường tận những đòi hỏi cũng như nhu cầu của thể xác đồng thời định hướng được đường hướng của tâm linh sẽ giúp cho ta có được sự quân bình trong đời sống.

Sự chú tâm quá mức về đời sống tâm linh đôi khi chỉ là sự trốn chạy việc khó khăn phải đối đầu với đời sống vật chất. Hay ngược lại, sự lao đầu vào đời sống vật chất cũng là một cách để chạy trốn sự thiếu thốn, thiếu hướng dẫn, thiếu niềm tin về đời sống tâm linh.

Nhận biết những điều trên ta hãy trở về với thực tại, định tâm xem ta đang đứng đâu, làm gì.

Mỗi giây phút ngộ giác đều là những bước đầu của một hành trình xây dựng lập lại trật tự của thân tâm. Nhiều giây phút giác ngộ sẽ giúp cho hành trình mới được phát triển mạnh mẽ hơn.

Khi có sự hòa hợp, quân bình giữa đời sống tâm linh và vật chất, ta mới bắt đầu định hướng lại và giải quyết mọi khó khăn của đời sống.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880