42.- HÃY TIẾP TỤC HÀNH TRÌNH

13 Tháng Năm 200912:00 SA(Xem: 79119)
42.- HÃY TIẾP TỤC HÀNH TRÌNH

Khi nào ta biết ta giải thoát?

Khi nào ta biết ta chứng ngộ?

Đó là khi ta không bị ràng buộc, kềm hãm. Không bị ràng buộc, kềm hãm không có nghĩa là đạp đổ mà là sống với vật chất, với thể xác mang tất cả các giác quan mà trời ban cho cùng với tất cả bản tính tham sân si của một con người bình thường mà không bị nó lôi kéo dẫn dắt. Vì hành trình đi đến giai đoạn biết mình cùng với tất cả cảm xúc và các thói quen của mình không chưa đủ mà còn phải có một ý chí cứng rắn và bền vững để giúp cho ta lấy quyết định việc gì phải làm và nên làm và thực hiện con đường mà ta đã quyết định. Nếu ta biết, ta thấy mà ta không có một ý chí mạnh mẽ và kiên trì thì cái thấy và cái biết đó chỉ cho ta một chút tự mãn hãnh diện chứ không giúp gì cho bản thân ta cả.

Biết, thấy không có nghĩa là không đi sai đường vì ngoài sự bị cám dỗ bởi chính thân xác và bản tánh của mình ta còn bị lôi cuốn và ảnh hưởng bởi những người sống chung quanh. Biết, thấy không có nghĩa là ta không bị khuất phục bởi cái biết cái thấy của người khác vì ai cũng cho rằng cái biết và cái thấy của họ đúng nhất vì cái biết và thấy không nằm trong lý luận. Người bàn cãi hay lý luận giỏi và thắng thế không có nghĩa là thấy đúng vì sự giác ngộ không nằm trong lý luận.

Khi chứng ngộ là ta biết, ta thấy và thực hiện những điều ta biết và thấy đó. Hành trình đi đến thấy biết đã khó mà việc thực hiện còn khó hơn.

Làm sao để thực hiện những điều ta thấy ta biết với những người thấy, biết khác ta?

Trước hết ta phải chấp nhận sự cô đơn và đau khổ. Có lúc còn đi đến bị sỉ nhục vì họ hiểu lầm ta. Ta có thể dừng lại với cái thấy biết để xem nó như là một sự điểm trang cho cuộc sống tâm linh của riêng ta. Hay xem nó là một vùng trời riêng biệt để ta rong chơi khi quá mệt mỏi sau những lúc vật lộn với cuộc sống trong xã hội và gia đình. Nó sẽ không có hại cho bản thân và gia đình ta nếu ta biết quân bình giữa đời sống tâm linh và vật chất. Nhưng nếu ta dồn nén nó, nhốt nó sâu kín, kềm hãm nó thì có một lúc nào đó nó có thể hại ta nếu nó bùng vỡ vì không có sự quân bình giữa tâm linh và vật chất, giữa ta và người quanh ta. Trong sự bùng vỡ nổi loạn đó ta sẽ thấy ta đau khổ vì ta khác người quanh ta, vì ta thấy. Còn người quanh ta sẽ thấy ta điên bất quân bình, lập dị, đi sai đường vì vậy hành trình biết và thấy phải được tiếp tục để đi đến chứng ngộ. Đến đây vai trò của ý chí thật quan trọng không thể thiếu được. Để tiếp tục hành trình ta phải có sự kiên nhẫn, nhún nhường để hòa mình vào người quanh ta và luôn cố gắng hiểu họ trước nhất rồi mới đến làm sao cho họ hiểu mình. Điều nên tránh trong hành trình đi đến sự chứng ngộ là thái độ và đường lối quá khích. Quá khích chỉ ở những kẻ tự cao chỉ nghĩ rằng mình biết, thấy đúng còn mọi người là sai, là ngu. Hành động quá khích chỉ đi đến gây đổ vỡ, thù oán, chia ranh giới giữa cao và thấp, tốt và xấu, hay và dở, đúng và sai.

Hành trình đi đến sự chứng ngộ không có chỉ trích mà chỉ có xây dựng, ôn hòa. Không có đúng sai, cao thấp, hay dở mà chỉ có con đường làm sao hòa hợp được giữa cái đúng sai, cao thấp, hay dở để mọi người cùng đi chung một đường mà con đường đó đưa mọi người cùng đi đến thành công tốt đẹp. Con đường đó sẽ giúp cho gia đình của mỗi cá nhân tốt đẹp, hạnh phúc, cộng đồng đó tiến triển vững mạnh.

.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880