Nếu có đứng tại La Mã để nghe Bát Nhã Tâm Kinh của quý Thượng tọa, Đại đức tụng vang trong đại giảng đường, có dịp nhìn Thánh Thượng Cao Đài, một biểu tượng hợp nhất các tôn giáo, sắc tộc, màu da, cũng như tấm Trần Dà màu nâu của Phật Giáo Hòa Hảo.
Đứng đó để nhìn và nghe những lời cầu nguyện, những bản thánh ca của Công Giáo, Tin Lành. Nhìn quý cha trong lễ phục dâng hương trước bàn thờ tổ quốc, chúng ta mới thấy sự mầu nhiệm của tinh thần hợp nhất trước Đấng Tối Cao của loài người.
Hãy nhìn những người đại diện các phái đoàn là những biểu tượng tôn giáo thì những người thích hay không thích ngày cầu nguyện hòa bình cho Việt Nam mới hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của ngày trọng đại này. Vì đó là ngày đánh dấu cho khúc quanh của lịch sử, một sự thay đổi trong lòng người.
Những người đến từ các tôn giáo khác biệt chỉ là những biểu tượng của một sự phân chia tư tưởng được phối hợp. Một nhu cầu tiến tới mà loài người không thể đi ngược được.
Hãy nghĩ khác một chút, hãy hướng vào đời sống tâm linh và mở rộng trái tim ra để đừng nhìn những người đứng ra tổ chức là do nhu cầu của Công Giáo, mà là cho nhu cầu của Nhất Giáo. Lúc đó tâm ta mới bừng sáng với trọn vẹn ý nghĩa của ngày cầu nguyện này.
Hãy nghĩ, người Công Giáo đứng ra tổ chức là một nhiệm vụ. Địa điểm La Mã là nơi Thiên Định để sự hợp nhất phải xảy ra vào đúng thời điểm của nó.
Những biểu tượng tôn giáo đã được dựng lên tại La Mã trong ngày cầu nguyện thiêng liêng này có một mãnh lực phi thường. Hồi kinh Bát Nhã trọng đại đã được thành tâm chú nguyện tại mảnh đất Vatican sẽ thay đổi vận mệnh đất nước.