Chính phủ Tây Tạng lưu vong:
Đến năm 1959, một cuộc khởi nghĩa của người Tây Tạng chống lại sự cai quản của chánh quyền Bắc kinh đã nổ ra nhưng bị dập tắt dễ dàng. Vị Đạt lai Lạt ma 14 (Tenzin Gyatso) đã phải chạy sang Ấn Độ sống lưu vong. Một chính phủ Tây Tạng lưu vong sau đó được hình thành tại thành phố Dharamsala, Ấn Độ. Ban đầu chính phủ này theo đuổi mục tiêu độc lập cho Tây Tạng nhưng sau đó dường như họ đã hạ xuống một mức: đòi quy chế tự trị sâu sắc cho Tây Tạng (chứ không phải chỉ trên danh nghĩa tự trị như hiện nay). Hiện dù mang danh nghĩa là Khu tự trị nhưng Tây Tạng vẫn nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chánh quyền Bắc kinh.
Từ thập niên 1950, chánh quyền Trung Quốc bắt đầu đàn áp các lạt ma, những lạt ma này thấy rằng quyền lực xã hội và chánh trị của họ sẽ dần dần bị phá vỡ bởi cách cai trị của người cộng sản. Đến giữa thập niên 1950 có vài vụ nổi dậy ở vùng đông Kham và Amdo. Những cuộc nổi dậy này cuối cùng lan ra phía tây xứ Kham và Ü-Tsang.
Năm 1959, Trung cộng bắt đầu công khai đối xử Đạt lai Lạt ma 14, bây giờ đã trưởng thành, một cách không tôn kính. Trung cộng còn bày tỏ ý đồ đồng hóa bằng cách thiết lập các khu công xã nông nghiệp như tại toàn bộ Trung Quốc. Những sự kiện này đã làm nổ ra những nổi dậy ở Lhasa, và sau đó một cuộc khởi nghĩa đã xảy ra.
Ban-thiền Lạt-ma thứ 9 (1883–1937)
Kháng cự ở Lhasa bị dập tắt không lâu sau đó, và vị Đạt lai Lạt ma lánh sang Ấn Độ, mặc dù kháng cự vẫn tiếp tục trong các phần khác của đất nước trong vài năm. Trung Quốc vẫn đặt vị Ban thiền Lạt ma như là người đứng đầu ở Lhasa - mặc dù bị quản thúc gián tiếp - và tuyên bố rằng ông là lãnh đạo hợp pháp của Nhà nước Tây Tạng khi vắng mặt Đạt lai Lạt ma, vị đứng đầu nhà nước Tây Tạng theo truyền thống.
Năm 1965, khu vực nằm dưới sự cai quản của nhà nước của vị Đạt lai Lạt ma từ thập niên 1910 đến năm 1959 (Ü-Tsang và tây xứ Kham) được đặt tên lại là Khu tự trị Tây Tạng. Tự trị cho phép người đứng đầu nhà nước là người Tây Tạng; tuy vậy, quyền lực thực sự nắm trong tay bí thư đảng Cộng sản Trung hoa. Vai trò của người Tây Tạng ở các cấp cao vẫn rất hạn chế.
ngày 15-1-2010. (Ảnh: Daylife)
Ghi chú: Ông Padma Choling sinh năm 1951, từng có 17 năm phục vụ trong Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).
Trích vietnamplus.vn