2. Đi máy bay sang Bangalor, tiểu bang Karnakata

23 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 40392)
2. Đi máy bay sang Bangalor, tiểu bang Karnakata
india_airport_2-content
29-12-2008

Chúng tôi đến phi trường Tân Đề Li rất sớm. Chung quanh chúng tôi hết 90% là người Ấn Độ. Máy bay đến trễ nên chúng tôi phải chờ đợi. Phi trường thật đông người và thật ồn ào.

 

Tôi đứng đợi mãi mới có một chỗ ngồi. Còn khá lâu mới được lên máy bay. Trước mặt tôi là máy truyền hình hiệu Samsung HD Plasma. Trên màn hình chạy toàn chữ Ấn. Tôi chỉ đọc được chữ Breaking News (Tin Nóng).

india_airport-content 

Trên màn hình là cảnh buổi chiều tại một phi trường, hành khách đang kéo vali và cô xướng ngôn viên đang nói. Tôi lo quá không biết việc gì xảy ra. Tôi hỏi một ông người Ấn to cao lớn và đen với bộ râu dài là chuyện gì đã xảy ra. Ông nói vỏn vẹn: “Fog.” Tôi quay sang ông khác nhỏ con, gầy ốm hỏi xem chuyện gì. Ông ta trấn an tôi bằng tiếng Anh: “Không có gì đâu, máy bay hủy chuyến đi vì sương mù.”

 

Truyền hình tiếp tục phát nhiều tin tức có cảnh biểu tình ngồi dưới đất với nhiều biểu ngữ, cảnh mấy ông lớn đang tuyên bố, chiếu một số khuôn mặt có vẻ là tội phạm…

 

Góc màn hình có chữ IBN7, tivi đang chiếu một ông đạo tóc dài, ngồi xếp bằng, cổ đeo tràng hoa. Có lẽ ông đang giảng đạo, đôi lúc ông đọc kinh như hát. Lâu lâu mới có đoạn quảng cáo dao cạo râu, hay xà bông Dove, cô gái gội đầu xong tóc mướt mượt.

 

Nói đến tóc, báo Mail Today có đăng một bài về tóc với tựa đề “Hair wash may cause migraines in Indian women.” Tác giả Savita Verma cho biết thuốc gội đầu có khi gây bệnh đau đầu cho phụ nữ Ấn, nhưng điều này chưa được phổ biến ở các nơi khác trên thế giới.

 

Đầu tiên là bài nghiên cứu của bác sĩ Ravishankar của Headache and Migraine Clinic thuộc nhà thương Jaslok ở Mumbai, đăng trên báo The Journal Cephalalgia. Cuộc nghiên cứu phân tách 94 trường hợp bị nhức đầu sau khi gội đầu trong 1500 trường hợp bệnh nhân.

 

Bệnh nhức đầu bị gây ra bởi những sợi gân máu trên đầu bị co nhỏ lại. Lúc đó bệnh nhân thấy hào quang, có nghĩa là ngôi sao và ánh sáng. Bệnh đau đầu (migraine) kéo dài từ 4 đến 12 giờ.

 

Bác sĩ Sumit Singh, giáo sư thần kinh tại All-India Institute of Medical Science khu chuyên về bệnh đau đầu, nói bệnh đau đầu có những nguyên nhân khác như nắng, gió, đói, uống rượu vang, hút thuốc, ăn phó mát, uống cà phê, ăn đậu, bị hành kinh, vân vân…

 

Khi định được bệnh thì bệnh nhân được khuyên uống thuốc nhức đầu trước khi gội. Họ phải sấy tóc cho nhanh. Ông nói đàn bà Ấn tóc dài và nhiều, khi gội đầu thêm sức nặng của tóc ướt ảnh hưởng đến sọ. Khi tóc ướt ra gió cũng nhức đầu. Đàn bà Ấn không sấy tóc nên tóc ướt rất lâu. Bác sĩ Sumit nói vì không muốn bị nhức đầu nên nhiều người đàn bà Ấn phải ít gội đầu hơn.

 

Tôi thường bị đau đầu nên chú ý đến bài viết này, cho dù cảm thấy phân tích có vẻ không phù hợp gì với trường hợp của mình. Phần thì đọc báo, xem tivi cũng giúp cho tôi quên thời gian dài đợi chuyến bay.

 dzongkar_choede_10-content

 















Khi đến phi trường Bangalore khoảng 5 giờ chiều, chúng tôi lại lên xe buýt đi về quận Mysore. Xe đến tu viện Dzongkar Choede lúc 12 giờ đêm. Ngài viện trưởng Kalsang Gyatso đón chúng tôi với nụ cười rạng rỡ. Chúng tôi được dùng một bữa cơm tối thật ngon tại phòng ăn trước khi khuân hành lý lên phòng ngủ ở tầng trên căn nhà dành cho khách thăm viếng này.

 

Vì không đủ phòng cho trên hai mươi người nên một vị tăng hướng dẫn vợ chồng chúng tôi sang một khu nhà khác gần đó được xây cất trên một đồi nhỏ. Chúng tôi gặp một vị sư già hiền lành cười chào đón chúng tôi. Hôm sau tôi mới biết đó là vị cựu viện trưởng của tu viện Zongkar Choede.

 

 

Tối hôm nay tôi lại thao thức, cho dù biết những cuộc hành trình lớn sẽ diễn ra bắt đầu từ ngày mai… Sự nghèo nàn và xáo động của xứ Ấn, sự đơn sơ và lạc lõng của cộng đồng Tây Tạng lưu vong trên xứ người là những điều chúng tôi hàng biết trước, nhưng khi đặt chân đối diện cùng thực cảnh khó sao tránh khỏi nao lòng. Từ nhỏ tôi từng đọc qua các sách về Tây Tạng huyền bí, về điện Potala huy hoàng khép kín trên dải núi cao Hy mã lạp sơn… Và rồi đến khi lưu vong sang đến Hoa kỳ, tôi lại đọc nhiều sách vở về một xứ Tây Tạng đổ vỡ trong tay Trung cộng, khiến một nền Phật đạo bí truyền cổ kính được bảo tồn hàng ngàn năm qua, đột nhiên bị phá nát, những Phật tử thuần thành nhất bị đàn áp, triệt tiêu, lưu đày, biệt xứ. Đồng thời cũng là lúc thế giới, nhất là Tây phương, được biết đến nhiều nhất một nền đạo pháp thậm thâm vi diệu nhờ sự tích cực phổ biến của cả một truyền thống Phật Pháp chuyển luân trên các vùng đất mới.

 

Trước khi cùng bước chân vào thủ phủ Phật giáo Tây Tạng trên vùng đất mới Ấn Độ, chúng ta thử tìm hiểu vài nét lịch sử và thời sự về Tây Tạng, và nhất là Phật giáo Tây Tạng, qua những bài viết có tính cách sưu tập trong hai chương mục tiếp theo đây.

 

image006

Quý thầy Tây Tạng đón đoàn hành hương từ

 California tại phi trường New Dheli 29-12-2008.

image008

Ngài Kalsang Gyatso Rinpoche, viện trưởng tu viện

Dzongkar Choede, đang tiếp đoàn hành hương do quý thầy

Tây Tạng hướng dẫn tại phòng ăn tu viện 30-12-2008.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tư 2014(Xem: 10477)
23 Tháng Tám 2010(Xem: 54183)
25 Tháng Chín 2006(Xem: 31321)
01 Tháng Năm 2006(Xem: 41786)
06 Tháng Tư 2005(Xem: 42734)
06 Tháng Tư 2005(Xem: 48857)
20 Tháng Ba 2005(Xem: 41443)
18 Tháng Ba 2005(Xem: 41147)
17 Tháng Ba 2005(Xem: 43057)
14 Tháng Ba 2005(Xem: 39473)
12 Tháng Ba 2005(Xem: 45071)
26 Tháng Mười Hai 2004(Xem: 40056)
1,863,880