9. Gaden Ngari Khangtsen thuộc Tu viện Gaden Shartse

23 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 42453)
9. Gaden Ngari Khangtsen thuộc Tu viện Gaden Shartse

india_road-content
31-12-2008


Trên đường đi từ tiểu bang Mysore đến Mundgod, Karnataka, trong đoàn có người bị bệnh phải chở đến nhà thương vào nước biển, nên chúng tôi quyết định ở lại một đêm tại một tu viện nhỏ. Chùa này tu theo dòng có gia đình và sư trưởng truyền thừa lại cho con tiếp tục lãnh đạo.

 

Buổi sáng chúng tôi đến tiệm ăn của chùa ở đầu ngõ để nấu mì gói và miến chia nhau ăn, rồi luộc trứng gà mang theo đường phòng ngừa khi đói bụng. Trứng gà được xem là thức ăn an toàn nhất sau chuối chín. Có khi chúng tôi mua mỗi lần mấy buồng chuối cau ăn cho đỡ đói. Ngoài chuối chúng tôi còn thấy bán cam, táo, nho xanh, và đu đủ.

 

Thời tiết tại Ấn Độ nóng bức, đất khô khan lại ít nước nên không có nhiều rau và cây trái. Ở các chợ ven đường có bày bán cà rốt, khoai tây, đậu ve, ớt, đậu bắp, cà tím, vân vân...

 india_street-content

Đường xá rất chật hẹp, lồi lõm nhất là trong thành phố rất khó tìm chỗ đậu xe. Khi xe ngừng lại đổ xăng, thầy Thích Phật Đạo cùng bốn vị tăng Tây Tạng và hai ông tài xế ăn trưa, số còn lại trong đoàn chỉ ăn bánh uống nước ngọt và ăn trái cây cho chắc.

 

Xe chạy liên tục đến 10 giờ đêm đến Gaden Sartse, quý thầy tu tại Gaden Ngari Khangtsen thuộc tu viện Gaden Shartse ra đón chúng tôi vào chùa.

 

Đây là một tu viện nhỏ, một trong mười một căn thuộc tu viện lớn Gaden Sartse. Nơi này gọi là Nhà Khangtsen. Nhà chỉ có một tầng cất theo hình chữ U. Bên ngoài bước vào là bàn ăn dài do quý sư xếp sẵn có những dĩa trái cây, khăn giấy xếp trong ly giống như nhà hàng. Có lẽ các thầy đã được trông thấy sau khi đi hoằng pháp ba năm tại Hoa kỳ.

 

Bên mặt là một bàn nhỏ bày cà phê, đường, nước sôi. Quý thầy bắt chước nấu phở, nhưng phở ở đây là mì sợi trộn bơ chế nước súp vào. Ai ăn cũng thấy ngon miệng vì cả ngày chỉ ăn bánh lót dạ dọc đường.

 monastery_rooms_2-content

Trong số quý thầy có nhiều vị đã từng qua Mỹ sống tại gia đình họ Cao, nên khi đến chùa hai bên gặp nhau mừng mừng tủi tủi, như lâu ngày gặp lại thân nhân trong gia đình.

 

Ba đứa con của Tina Tú Hương rất vui. Tuy đi hành hương cực nhọc, có khi đói, nhưng vẫn vui cười, không than thở. Các cháu gặp các chú tiểu thì mừng la lên “baby monks!”

 

Quý thầy dành phòng của mình cho khách hành hương. Mỗi phòng đều có mền, gối, ra giường, khăn mặt, bàn chải đánh răng, hai chai nước lạnh và một cục xà bông nhỏ. Tất cả đều do Phật tử biếu các thầy mang từ Mỹ về để dành, không dám xài.

 

Phòng nơi này không có nhà tắm riêng. Mọi người đều đi vệ sinh hoặc giặt giũ ở bốn nhà tắm chung ở bốn góc của chung cư. Mỗi phòng tắm đều có xây một bồn nước sát vách với nhiều vòi nước để rửa mặt đánh răng; một nhà tắm đứng với một cái sô đựng nước lớn và một cái gáo bằng nhựa; một nhà cầu theo kiểu ngồi xổm theo kiểu Ấn Độ hay Việt Nam ở vùng quê.

 

Nhà Ngari Khangtsen, hay tu viện nhỏ này mới thành lập trong thời gian gần đây nên còn nghèo và thô sơ hơn một số nhà Khangtsen khác đã được các Phật tử từ nhiều quốc gia khác trợ giúp trùng tu nên khang trang và có tiện nghi hơn. Theo quý thầy thì Phật tử Việt Nam đã giúp đỡ các tu viện Tây Tạng nhiều, có lẽ vì hiểu cảnh ngộ lưu vong và cảm giác đau khổ mất mát giống nhau.

 

image052

Đoàn hành hương ghé thăm phố Ấn Độ trên đường đi từ

tiểu bang Mysore đến Mundgod viếng tu viện Gaden Sartse.

image054

Quý thầy tại Gaden Ngari Khangtsen thuộc tu viện Gaden Shartse cùng Phật tử đến dự lễ Puja.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tư 2014(Xem: 10002)
23 Tháng Tám 2010(Xem: 53699)
25 Tháng Chín 2006(Xem: 30784)
01 Tháng Năm 2006(Xem: 41149)
06 Tháng Tư 2005(Xem: 42099)
06 Tháng Tư 2005(Xem: 48114)
20 Tháng Ba 2005(Xem: 40765)
18 Tháng Ba 2005(Xem: 40514)
17 Tháng Ba 2005(Xem: 42454)
14 Tháng Ba 2005(Xem: 38881)
12 Tháng Ba 2005(Xem: 44300)
26 Tháng Mười Hai 2004(Xem: 39435)
1,863,880