4. Vài nét về Phật giáo Tây Tạng

23 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 48786)
4. Vài nét về Phật giáo Tây Tạng
  • LƯỢC SỬ:

Phật giáo Tây Tạng cũng được gọi là Lạt ma giáo, là một hệ phái Phật giáo quan trọng thuộc Phật giáo Đại thừa, được truyền bá nhiều nơi gần Hi mã lạp sơn, đặc biệt ở Tây Tạng.

 

tsongkhapa_kumbum_monastery_amdo_tibet-content

Đặc trưng của Phật giáo Tây Tạng là sự trộn lẫn của các giới luật của thuyết Nhất thiết hữu bộ (Sarvãstivãda) và các phép tu của Kim cương thừa (Vajrayãna). Lạt ma là nhà sư theo Phật giáo Tây Tạng và Mông Cổ. Danh từ Lạt ma gần giống như Gu-ru, Đạo sư của Ấn Độ, nhưng mang thêm nhiều ý nghĩa khác. Lạt ma ngoài giảng dạy giáo pháp, còn thi hành các nghi lễ, lãnh đạo các đạo trường.

 

Phật giáo đến Tây Tạng từ khi quốc gia này lập quốc vào thế kỷ thứ 7, do vua Song Tán Tư Cam (Srong-btsan-Sgampo). Vua cưới hai công chúa, một bà con vua Amsuvaramn xứ Nepal (Nê bạc nhĩ) tên Bạch Lỵ, một bà dòng vua Đường Thái tôn tên Văn Thạnh Cả hai đều đạo Phật, và giúp vua giáo hoá dân chúng theo Phật giáo. Trước đó Bôn giáo là tôn giáo địa phương của Tây Tạng.

 

Thế kỷ thứ 8, vua Nhật túc Song Đề tán (Khri-srong Ide-btsan) thỉnh hai Cao tăng Ấn Độ là Tịch Hộ (Sāntaraksita) và Liên hoa sanh (Padmasambhava) về truyền pháp, và xây ngôi chùa đầu tiên là Samyl (Bsam-yas) vào năm 770 gần thủ đô Lạp Tát (Lhasa).

 

Đợt đầu của việc truyền bá đạo Phật qua Tây Tạng chấm dứt trong thế kỷ 9. Trường phái Ninh mã (Nyingmapa) được thành lập từ thời gian đó. Mới đầu Phật giáo Tây Tạng cũng có tiếp xúc, tranh luận với Thiền tông Trung Quốc, nhưng sau đó theo hẳn giáo lý của Trung Quán tông (Mādhyamika, dbumapa).

 

Khoảng dưới thời vua Lãng đạt ma (Glangdarma) (838-842), tôn giáo địa phương Bôn giáo của Tây Tạng lại được phục hồi, Phật giáo bị bức hại. Trong thời gian đó, chỉ có phái "áo trắng", là các vị cư sĩ tại gia, được bảo tồn. Ngày nay phái này còn lưu truyền với phái Ninh mã.

 

Sau một thời gian bị bức hại, Phật giáo lại phục hưng trong thế kỷ 11, phát sinh hai trường phái Ca nhĩ cư (Kagyupa) và Tát ca (Saskyapa) và đó là thời gian mà rất nhiều kinh sách được dịch ra tiếng Tây Tạng. Với A tì sa (Atisa), đạo Phật lại được truyền bá lần thứ hai sang Tây Tạng. Từ đây, người ta lại quan tâm đến các trường phái, nhất là các phái truyền tâm từ thầy qua trò theo dạng "khẩu truyền", và từ đó sinh ra các tu viện lớn của tông Tát-ca (1073), lôi kéo được dịch giả Mã nhĩ ba (Marpa) sang Ấn Độ thu thập kinh sách

life_teaching_tsong_khapa_thurman-content


Trong Phật giáo Tây Tạng và các tông phái tại đây, các vị đại sư được gọi là Lạt ma, đóng một vai trò rất quan trọng. Một trong các vị quan trọng nhất là Tông Kha ba (Tsongkhapa), được mệnh danh là "nhà cải cách", người thiết lập và tổ chức lại toàn bộ các tông phái. Ngài cũng là người xây dựng tu viện Gaden (1409) và thành lập tông Cách lỗ (Gelugpa).

 

Kể từ thế kỷ 14, phái Cách lỗ thịnh hành, được xem là một trong bốn trường phái lớn của Phật giáo Tây Tạng. Ngày nay, trên thế giới, Phật giáo Tây Tạng được coi trọng, nhiều Lạt ma Tây Tạng đang giáo hóa tại các nước phương Tây.

 

Các tông phái và giáo lý khác như Đoạn giáo (Chod), tuy có một hệ thống kinh sách mạch lạc, nhưng lại không xây dựng tu viện nên cuối cùng dựa vào các dạng khác.

 


 

image018

Bức tượng 135 feet của ngài Padmasambhava, Bồ Tát 

Liên Hoa Sanh, người đưa Phật giáo vào Tây Tạng, tại Samdrupse miền nam Sikkim,

quốc gia nằm hướng đông của dãy Hy Mã Lạp Sơn.


image019

Đại sư Atisa (982-1054) đóng góp nhiều cho việc truyền bá Phật Giáo sang Tây Tạng

 

image022

Đại sư Tsongkhapa (1357-1419) sáng lập Hoàng Mão phái (Gelugpa)

 image024

Đại thiền giả Milarepa thuộc Cát Mã phái (Kagyupa)

image026

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tư 2014(Xem: 10003)
23 Tháng Tám 2010(Xem: 53699)
25 Tháng Chín 2006(Xem: 30785)
01 Tháng Năm 2006(Xem: 41149)
06 Tháng Tư 2005(Xem: 42099)
06 Tháng Tư 2005(Xem: 48115)
20 Tháng Ba 2005(Xem: 40765)
18 Tháng Ba 2005(Xem: 40515)
17 Tháng Ba 2005(Xem: 42454)
14 Tháng Ba 2005(Xem: 38881)
12 Tháng Ba 2005(Xem: 44313)
26 Tháng Mười Hai 2004(Xem: 39435)
1,863,880