Học Viện Nghiên cứu Cao cấp Tây Tạng tại Sanath
Chúng tôi rời
vườn Lộc uyển trong nuối tiếc vì có
quá ít thì giờ thăm viếng để đến Central Institute of Higher Tibetan Studies (Học Viện Nghiên cứu Cao cấp Tây Tạng) tại Sanath. Được biết vào ngày 8-1-2009, đức Đạt lai Lạt ma có chương trình bảy ngày giảng về Trình tự Tu thiền, do ngài A xà lê Liên hoa giới biên soạn (Middling Stages of Meditation, by
Acharya Kamalashila). Có khoảng 20.000 người đến nghe thuyết giảng, trong
đó có 11.000
người ngoại quốc.
Xe buýt ngưng ở đầu đường cho chúng tôi đi bộ vào học viện. Trên đường đi có rất nhiều tăng sĩ thuộc nhiều quốc gia và tông phái, nhưng tất cả đều đắp y như nhau theo quý sư tiểu thừa có khăn choàng một bên vai và màu áo phần nhiều đỏ hoặc vàng sậm.
Theo như lời dặn của ban tổ chức thì mỗi tham dự viên cần mang theo một cái gối, một cái tách, radio FM, một cái nón. Phải luôn mang theo một số tấm ảnh loại làm passport phòng ngừa trường hợp khi ghi danh có nhu cầu về an ninh. Hầu hết những buổi đức Đạt lai Lạt ma dạy đều miễn phí tại Ấn Độ.
Chỗ ngồi được sắp xếp theo vé và có số chỗ ngồi nhất định cho mỗi tham dự viên. Tại Ấn Độ hay Tây Tạng phần nhiều trong những sinh hoạt công cộng, người ta ngồi dưới đất. Chỗ ngồi ngày đầu sẽ được tham dự viên giữ cho những ngày kế tiếp bằng cách đặt lại cái gối hoặc miếng vải để tránh giành chỗ.
Phần lớn những buổi thuyết giảng của Ngài được dịch cùng lúc ra Anh ngữ. Nếu muốn nghe, phải mang theo ống nghe để nghe qua radio, không làm phiền người nghe tiếng Tây Tạng. Việc mời dùng trà là theo thông lệ nên luôn mang theo tách riêng của mình. Tiền cúng dường chư tăng và chư ni và tiền trà do ban tổ chức hay những nhà bảo trợ đóng góp.
Đức Đạt lai Lạt ma luôn khuyên những người ngồi dưới nắng phải che đầu bằng nón hay bằng vải. Vì thế cũng cần mang theo nón hay dù phòng ngừa trời mưa.
Người Tây Tạng thường vẫn mang giày khi ngồi, hoặc cùng lắm là giữ giày cho đến khi ngồi mới lấy ra. Nếu cầm giày trong tay mà đi trong khi người khác đang ngồi là đưa giày vào mặt người khác, nên cần tránh làm điều này.
Những thính chúng muốn vào nghe đức Đạt lai Lạt ma thuyết pháp đều phải ghi danh trước, vì thế ngài viện trưởng tái sanh Jampa Kalsang đón chúng tôi từ đầu đường để dắt vào cổng an ninh. Mọi người phải gởi lại máy chụp hình hay máy quay phim.
Hôm nay là ngày thứ nhì nên các chỗ ngồi đều bị chiếm hết. Hầu hết những thính chúng đều mặc áo nhà tu. Số còn lại là những giáo sư, học giả và sinh viên. Mỗi quốc gia đều có khu vực riêng. Chúng tôi xin ngồi tạm một nơi có một số chỗ trống của phái đoàn Hàn quốc. Gần sát khán đài là nơi các vị tái sanh cao cấp, quý viện trưởng ngồi. Khi đức Đạt lai Lạt ma sắp bước ra thì kèn trống trỗi lên và quý ngài bắt đầu đọc kinh. Âm thanh ở nhiều tầng cùng lúc đặc biệt của giọng đọc kinh Tây Tạng hòa với tiếng nhạc dồn dập nghe thật mạnh mẽ, rộn ràng, như xoáy vào tâm hồn, khiến chúng tôi tự dưng thấy xúc động trong một bầu không khí linh thiêng đầy đạo vị.
Đức Đạt lai Lạt ma bước lên ghế ngồi đặt trên cao, tiếng đọc kinh của ngài hòa với tiếng của các chư tăng. Không khí bỗng trở nên trang trọng, thiêng liêng, đầy bình an và hạnh phúc. Tôi lặng yên cảm nhận một sự an lạc vô bờ.
Tôi nhớ lại lần đầu tiên gặp Ngài tại chùa Việt Nam tại Los Angeles. Tôi đứng trên nấc thang của chùa tay cầm đóa hoa hồng. Khi ngài đi ngang để bước vào chánh điện, tay ngài chạm vào đóa hoa để ban phước lành cho tôi. Tôi cảm nhận lòng từ bi vô biên của ngài truyền vào tâm tôi thật mạnh mẽ. Đó là một kỷ niệm riêng tư khó quên.
Sau mấy thời kinh, đức Đạt lai Lạt ma bắt đầu thuyết pháp …
Mọi người chăm chú nghe qua ống nghe theo ngôn ngữ của mình. Chúng tôi không ghi danh trước nên không có ống nghe. May mắn nhờ một giáo sư người Pháp, sau khi nghe lời giảng của Ngài, bà lặp lại cho ba cô sinh viên ngồi bên cạnh ghi chép. Sau đó, tôi mượn được bài in sẵn về The Middling Stages of Meditation, Trung Thiền của ngài Liên hoa giới Kamalashila của một cô sinh viên người Ấn Độ.
Quyển tập 19 trang gồm nội dung bài giảng của đức Đạt lai Lạt ma có ghi chú tài liệu từ những quyển kinh trọng yếu như: The Sutra on the Elimitation of Ajata-Shatru’s Regret; The Unraveling of the Thoughts Sutra, The Questions of Narayana Sutra; the Cloud of Jewels Sutra, The King of Meditative Stabilization Sutra, The Heap of Jewels Sutra, The Yoga of Signlessness; The Space Treasure Sutra, The Jewel in the Crown Sutra, the Descent into Lanka Sutra; The Extensive Collection of all Qualities Sutra; The Hill of Gaya Head Sutra; The Ten Qualities Sutra; Pure Field of Engagement Sutra…
Đức Đạt Lai Lạt Ma đang cầu nguyện trước khi khánh
thành tượng Phật tại Central Institute of Higher
Tibetan Studies tại Sanath 9-1-2009.
Đức Đạt Lai Lạt ma