10. Tu viện Gaden Shartse, Mundgod, Karnatakata

23 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 41414)
10. Tu viện Gaden Shartse, Mundgod, Karnatakata

garden_sartse_front-content
Gaden Shartse Monastery được xây cất trên những ngọn đồi đầy cỏ xanh và là khu rừng ngoại ô của miền nam Ấn Độ. Tu viện được thành lập năm 1969 với sự cố gắng nhằm xây dựng lại một trong những tu viện theo truyền thống Tây Tạng.

 

Một số ít quý sư già và mười lăm chú tiểu đã tìm mọi cách trốn khỏi Tây Tạng năm 1959 khi nơi này bị tàn phá. Họ đã định cư tại vùng Mundgod, Karnakata, do chánh phủ Ấn Độ cấp cho. Hiện nay, đây là tiền đồn của sự sống lại nền văn học và nền giáo dục Tây Tạng với hàng ngàn tu sinh, giáo sư, học giả, cùng những nhà thần học.

 

Do sự thành công của chương trình giáo huấn và giá trị cao của các giáo sư chủng viện, Gaden Shartse Monastery nổi tiếng và được xem như đứng đầu trong ngành giáo dục Phật giáo Tây Tạng. Có 70% tu sinh tuổi từ mười đến hai mươi lăm và 80% sanh ra ở Tây Tạng. Cho đến nay hàng tuần vẫn còn các đứa trẻ được lượm từ Tây Tạng mang về chùa nuôi dưỡng.

 

  • Lịch sử Gaden Sartse Monastic College:

Shartse là tu viện cổ tại Tây Tạng theo truyền thống Cách lỗ (Gelugpa) được thành lập từ thế kỷ thứ 15. Được biết đến là chính Đức Phật đã tiên đoán từ 1900 năm trước về sự thành hình của tu viện này, vào năm 1409. Đại sư Tông Kha ba (Tsongkhapa) là người đầu tiên xây dựng tu viện này, và sau đó được sự mở mang của các vị Đạt lai Lạt ma từ nhiều đời.

 

Tại Tây Tạng, đây là khu kiến trúc hoành tráng nằm trên dải đồi Drigri, vừa trang nghiêm, thanh tịnh, rất thích hợp để tu tập phát triển tâm linh. Tu viện nằm phía đông, cách trung tâm thủ đô Lhasa khoảng 50 cây số, có hai trường đại học trong khuôn viên, là Shartse và Jangtse. Tu viện nổi tiếng trên thế giới với chương trình đào tạo rất xuất chúng, và giới luật nghiêm minh.

 

Vào những năm đầu tiên, có vào khoảng 3.300 tăng sĩ tại tu viện đến từ khắp nơi trên Tây Tạng. Tu sinh thuộc đủ lứa tuổi, trẻ nhất lên bảy. Ngoài học trình chủ yếu là Phật pháp, còn có nhiều ngành huấn tập về nghệ thuật, âm nhạc, hội họa, điêu khắc và hành chánh.

 

Đặc biệt tại cả hai trường Gaden Shartse và Gaden Jangtse, kinh và mật Phật giáo được đồng giảng tập trong một chương trình tổng hợp, khác với nhiều trường Gelugpa khác giảng dạy phân biệt. Cho nên, tu sinh tốt nghiệp Gaden đạt kiến thức về cả kinh lẫn mật.

 

Đến giai đoạn trước khi Trung Quốc xâm chiếm, tu viện Gaden tại Tây Tạng có khoảng 5.000 tăng. Hiện nay còn vài trăm tăng cư ngụ.

 

  • Gaden Sartse tại Ấn Độ:

Sau khi Trung cộng xâm nhập, 48 thành viên của trường đã chạy thoát về phía nam và vượt qua được biên giới Ấn Độ, gồm một số tăng sĩ và các tu sinh.

 

Họ sống dưới những mái lều quân đội trong rừng sâu, cách thị trấn Mysore một đêm đi bộ. Dần dần họ lợp những mái nhà tranh bằng bùn và tre, nơi đó các vị sư già đã ăn, ngủ, học, thảo luận, cầu nguyện với nhau. Có nhiều vị bệnh và chết vì kiệt lực. Những người khác còn sống nhưng nằm liệt giường. Những người còn lại rất tháo vát, tự dạy cách trồng trọt sau nhiều lần thử nghiệm lẫn thất bại. Năm 1972, sau ba năm định cư, họ đã thành công vụ mùa đầu tiên từ các cánh đồng xanh. Có 15 em học sinh Tây Tạng ghi tên học đầu tiên tại tu viện mới thành lập do nguồn lợi nhuận của thực phẩm thu được từ những cánh đồng mang ra bán được. Một đời sống giản dị đều đặn được bắt đầu, phối hợp giữa giáo dục và canh tác. Một thành phần giáo sư căn bản thông hiểu về lịch sử và Phật Pháp được thành lập.

image055

Tu viện Gaden Sartse tại Tây Tạng trước khi bị tàn phá.


image058

Tu viện Gaden Sartse mới tại Mundgod, Karnakata

 thuộc miền nam Ấn Độ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tư 2014(Xem: 10564)
23 Tháng Tám 2010(Xem: 54274)
25 Tháng Chín 2006(Xem: 31409)
01 Tháng Năm 2006(Xem: 41898)
06 Tháng Tư 2005(Xem: 42850)
06 Tháng Tư 2005(Xem: 48977)
20 Tháng Ba 2005(Xem: 41560)
18 Tháng Ba 2005(Xem: 41259)
17 Tháng Ba 2005(Xem: 43182)
14 Tháng Ba 2005(Xem: 39605)
12 Tháng Ba 2005(Xem: 45203)
26 Tháng Mười Hai 2004(Xem: 40168)
1,863,880