Tây Tạng Ngày Nay

30 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 43864)
Tây Tạng Ngày Nay
dharamsala-content
  • Tây Tạng ngày nay:

Trong khi Đạt lai Lạt ma cùng những người Tây Tạng lưu vong có nhiều nỗ lực trong việc đòi độc lập thì người Tây Tạng trong nước cũng đã có nhiều cuộc phản đối kẻ xâm lược. Năm 1989, khi cuộc biểu tình rầm rộ của sinh viên, trí thức và đông đảo các thành phần ủng hộ dân chủ khác diễn ra ở Thiên an môn (Bắc kinh) thì người Tây Tạng ở Lhasa và nhiều nơi khác cũng tổ chức biểu tình chống lại sự cai quản của chánh quyền Bắc kinh. Nhưng rồi làn sóng chống đối cũng bị dập tắt dễ dàng.

 

Vào tháng 3-2008, nhiều cuộc biểu tình ôn hòa do các nhà sư tổ chức đã diễn ra ở thủ phủ Lhasa. Các cuộc biểu tình hưởng ứng do người Tây Tạng lưu vong và những nước khác yểm trợ được tổ chức khắp nơi: Ấn Độ, Nepal, Đài loan, Hàn quốc, Anh, Mỹ, Úc, Gia nã đại, Thụy sĩ... Biểu tình ủng hộ người dân Tây Tạng còn diễn ra tại nhiều tỉnh khác ở Trung Quốc như Cam túc, Thanh hải, Tứ xuyên... Các cuộc biểu tình này đã thành công phần nào trong việc khơi dậy sự chú ý của quốc tế đối với vấn đề Tây Tạng.

 

Sau giai đoạn biểu tình ôn hòa ở Lhasa, do chủ trương đàn áp mạnh tay của Trung Quốc, khiến đám đông phản đối bằng các hành động quá khích, dẫn đến màn đốt xe, đốt nhà, đập phá… lan rộng. Nhà cầm quyền Bắc kinh đã phải tăng cường quân đội, cảnh sát cùng với xe quân sự, thiết giáp... tới để trấn áp người biểu tình. Theo Trung cộng, trong đợt biểu tình bạo động này, có 13 dân thường đã bị giết, 61 cảnh sát bị thương, hàng trăm ngôi nhà, cửa hiệu, xe cộ bị đốt cháy. Thủ phạm là “những kẻ tội phạm ở Tây Tạng bị Đạt lai Lạt ma xúi giục”. Trong khi đó, các tổ chức người Tây Tạng lưu vong cho biết ít nhất đã có 80 người biểu tình bị cảnh sát và quân đội bắn chết và hàng trăm người bị bắt. Đến ngày 18-3-2008 thì làn sóng phản đối đã bị dập tắt, nhưng không khí căng thẳng vẫn lan tỏa.

tibetant_protest_lhasa_1-content
Người Tây Tạng đã liệng đá vào quân xa Trung cộng trên đường phố tại Lhasa sau khi cuộc biểu tình bị đàn áp (Dai Kurokawa / AFP/ 3-2008)

Trung Quốc đã áp dụng đối với khu vực Tây Tạng kể từ năm 1950 đến nay một chánh sách đàn áp để trị. Một mặt, họ mạnh tay trấn áp những người chủ trương đòi độc lập cho Tây Tạng. Mặt khác, họ xây dựng một lực lượng thân chính phủ trong lòng người Tây Tạng. Ai ngoan ngoãn thì họ cho yên ổn, ai ngoan cố thì họ triệt tới cùng.

 

Bắc kinh cũng đã có một số chính sách ưu đãi về kinh tế đối với khu vực này: tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các chương trình phúc lợi... Tuy nhiên, hầu hết đều nhằm làm lợi cho người Hoa, chứ không phải cho người Tạng. Đây chính là nguyên nhân khiến tâm lý chống đối vẫn âm ỉ và khi có cơ hội thì bùng nổ thành những cuộc biểu tình, bạo động.

 

Trung Quốc cũng không ngừng đẩy mạnh quá trình đồng hóa về văn hóa và sắc tộc. Trên thực tế, với dân số khoảng 2,5 triệu người, chủng tộc Tây Tạng rất dễ bị biến mất trong thời gian ngắn.

 

Về chánh trị, dù nói là trao quy chế tự trị cho Tây Tạng nhưng toàn bộ bộ máy hành chính của khu vực này vẫn nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Bắc kinh. Ngay đến các hoạt động truyền thống tôn giáo như việc chọn Đạt lai Lạt ma (Dalai Lama) và Ban thiền Lạt ma (Panchen Lama) cũng bị chánh quyền Bắc kinh can thiệp.

 

Vì vậy, rất nhiều người Tây Tạng coi vị Đạt lai Lạt ma thứ 14 đang sống lưu vong tại Án độ mới chính là lãnh tụ tinh thần của họ.

 

Vào tháng 10-2008, đức Đạt lai Lạt ma 14 nói ngài hết hy vọng đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc về tương lai Tây Tạng. Tuy nhiên, trong một cuộc gặp với người Tây Tạng sống lưu vong ở bắc Ấn Độ sau đó, ngài tái khẳng định việc ủng hộ cho chính sách lâu nay là tìm kiếm tự trị, chứ không phải độc lập, cho Tây Tạng.

 

image010

Tây Tạng, nằm phía bắc Ấn Độ và Nepal, phía tây Trung Quốc, trên đỉnh núi Hi mã lạp sơn, là một vùng đất rộng lớn nằm ở độ cao trên 4.500 m.

image012

Cờ Tây Tạng



image013

Đức Đạt Lai Lạt Ma lúc còn nhỏ

 

image015

Hình cung điện Portala ở Lhasa, Tây Tạng cao 13 tầng với một ngàn phòng và mười ngàn miếu thờ và lăng mộ của 8 vị Đạt lai Lạt Ma.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Chín 2004(Xem: 41642)
1,863,880