"Ngày nào mà tâm bình đẳng chưa đạt được, thì sự phục vụ đạo pháp giống như ta đứng dưới chân núi mà nhìn lên đỉnh núi. Muốn bước lên đỉnh núi ta phải trút bỏ những cục đá đang đeo trên người, những tham sân si hỉ nộ ái ố. Núi non hiểm trở cao vòi vọi, muốn tiến lên thân tâm ta phải nhẹ nhàng thì ta mới không trèo lên té xuống. Đá càng nhiều càng nặng, ta càng té nặng té đau. Có khi rớt vào vực sâu thẳm khó vượt lên trở lại chân núi.
Những cú sóc bất ngờ luôn giúp ta dừng chân tự xét ta đã nghĩ gì, nói gì, và làm gì? Vì sao ta nhận phản ứng của người? Vì sao có sự khác biệt, bất đồng ý kiến?
Trên con đường tu học nên nhớ kỹ là ta chia sẻ cho người những gì ta thu nhặt được, nhưng tránh tuyệt đối bắt người phải nghe, phải theo ý mình, hay con đường mình. Khi đã chia sẻ những phương tiện để đi tìm giác ngộ, đi tìm tự do, đi tìm giải thoát, thì không bao giờ kềm chế ai dù là người lạ hay quen, thân bằng hay quyến thuộc....."
Trích bài Những Kẻ Rung Chuông Tân Thiên Niên Kỷ hay Khối Trầm Lặng, trong quyển Nhật Ký Tâm Linh 4 "TIẾNG CHUÔNG TÂN THIÊN NIÊN KỶ" , Cửu Long xb 2007.
Gửi ý kiến của bạn