- I- Ý Nghĩa và Sứ Mệnh Của Đại Học Vạn Hạnh
- II. Các Phân Khoa Của Viện Đại Học Vạn Hạnh
- III- Thư Viện - Phòng Tham Khảo -Phòng Đọc Sách
- IV- Sinh Hoạt Sinh Viên
- V- Những Dự Phòng Trong Tương Lai và Những Khó Khăn Trong Hiện Tại
- Góp ý Vấn Đề XÂY DỰNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM
- Giáo sư Trần Như Tráng qua đời (1936-2013)
- Lễ Tưởng Niệm Thầy Thích Minh Châu
- Chỉ Nam Đại Học Vạn Hạnh 1973-1974
- GS Tôn Thất Thiện qua đời
- Lễ HỘI NGỘ 50 NĂM ĐẠI HỌC VẠN HẠNH Ngày 17.10.2014
Trần Khải
Thành lập một đại học đẳng cấp quốc tế tại quê nhà nên chọn một mô hình đại học nào? Đó là câu hỏi không chỉ quan tâm của người trong nước, mà còn của tất cả mọi người Việt hải ngoại, vì chìa khóa phát triển tương lai hiển nhiên phần chính nằm trong giáo dục, một phương tiện để đào tạo các thế hệ trí thức tương lai.
Con đường naò nhanh nhất, mô hình nào tốt đẹp nhất, và giữa những lựa chọn thì mô hình nào khả thi? Nhất là trong hoàn cảnh chế độ vẫn độc tài độc đảng, kinh tế vẫn nửa mở lỏng thị trường và nửa ưu đãi quốc doanh, và văn hóa thì kềm chặt các thông tin qua các máy lọc công an...
Có quá nhiều mơ ước giữa một hoàn cảnh ngặt nghèo. Mới đây, chúng ta đã từng nghe nhiều về rất nhiều dự án đề nghị, trong đó có những đề nghị từ trí thức hải ngoại.
Thí dụ, báo quốc nội từng nói chuyện nhà nứơc đã nghĩ tới xây dựng 2 viện đaị học theo mô hình 2 thành phố đại học, một trong nam và một ngoaì bắc -- tất cả đều trong vòng lái xe khoảng 1 giờ về Hà Nội và Sài Gòn.
Thí dụ, Thầy Thích Trí Siêu khi nói chuyện với cựu sinh viên Đại Học Vạn Hạnh đầu năm nay cũng nói rằng chính phủ đã cho phép Viện Nghiên Cứu Phật Giáo Việt Nam thiết lập Đại Học Vạn Hạnh, và thầy nói là nhà nứơc cam kết sẽ rất là cởi mở về quy chế tự trị đại học.
Hay như báo Tuổi Trẻ hôm chủ nhật ghi nhận về nỗ lực sáng lập Đại Học Tư Thục
“...cho phép tỉnh Quảng Nam được thành lập Trường ĐH tư thục
Nhà văn Nguyên Ngọc nói với phóng viên Đăng Nam, báo Tuổi Trẻ:
“...Bởi vì những điều chúng ta muốn thay đổi là thuộc về những gì cơ bản, nền tảng, chứ không phải là chi tiết, mà những trường đã có thì về nề nếp, về tổ chức, về “truyền thống”, về nhân sự..., và quan trọng nhất là về điều mà chúng tôi muốn gọi là triết lý giáo dục, thì đã thành nếp gấp quá lâu và quá sâu, quá nặng nề, rất khó chuyển động. Cần có một số trường được tổ chức hoàn toàn mới, theo quan niệm mới, thay đổi tận gốc, để từ đó dần dần tác động đến tình hình chung.... Trong thâm tâm tôi lo nhất hai điều: đó là sức ép của đồng tiền và sức ép của cơ chế... Đương nhiên cần những thay đổi toàn diện, từ quan niệm và cách thực hiện tuyển sinh, cho đến chương trình giáo dục, tổ chức giáo dục..., song chúng tôi cho rằng quan trọng nhất là thay đổi về phương pháp dạy và học...”
Nhưng, có thật là quan trọng nhất là ở “phương pháp dạy và học hay không”?
Đây cũng là chỗ, có lẽ các học giả quốc nội tránh né, không nói tận gốc vấn đề. Nơi đây, chúng ta cũng không cần bàn chuyện lương nhà giáo Việt mình quá thấp, vì ai cũng biết nhiều giảng viên đaị học phải đi dạy kèm hay dịch sách để kiếm thêm tiền. Cũng chưa cần bàn chuyện cơ sở vật chất thiếu thốn, vì ai cũng biết chi phí quỹ giaó dục VN không nhiều... không ưu tiên bằng quỹ cho an ninh và công an.
Thực sự, tiền nong không phaỉ là chìa khóa duy nhất để có một nền giaó dục tốt. Hãy nhìn sang Mỹ cũng thấy, quỹ giaó dục có những năm tăng ào ạt mà hiệu quả giáo dục không như ý chút nào. Nhưng nếu chính phủ không tài trợ giaó dục thì những nan đề sẽ gặp cho sinh viên -- chính các em sẽ gặp bất công, vì học phí quá cao. Trường hợp
Thựơng Nghị Sĩ Jon Kyl, trong các ủy ban Tư Pháp và Tài Chánh Thượng Viện
Nơi đây, chúng ta cũng nên trích một phần ý kiến của
“...
Tác giá có đề nghị thứ hai, rất táo bạo, là Việt Nam có thể cân nhắc một hệ thống thi cử độc lập, có sự hợp tác của nước ngoài, tương tự như thỏa thuận giữa chính phủ Singapore với Đại học Cambridge của Anh.
Tại Singapore, từ lâu Bộ Giáo dục nước này đã hợp tác với trường Cambridge để có kỳ thi hàng năm gọi là "Singapore-Cambridge General Certificate of Education."
Kỳ thi này áp dụng cho những môn học có nội dung phổ quát toàn cầu, và những người chấm bài sẽ ra câu hỏi và chấm điểm tại nước ngoài.
Theo tác giả, một hệ thống như vậy sẽ giúp loại trừ các tiêu cực tràn lan trong thi cử hiện nay ở Việt Nam...”
Tuy vậy, theo dõi tin trên các báo ở quê nhà mấy tuần nay thì tình hình có vẻ như nhà nứơc CSVN không muốn mời quốc tế vào mở đaị học đẳng cấp quốc tế, mà chỉ muốn tự mình làm để đaò tạo “thế hệ trí thức kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”
Có thể vì an ninh, không tin vào ngoaị kiều? Chúng ta sẽ không bao giờ biết hết các bí mật nhà nứơc này.Tuy nhiên, thực tế là mô hình mời qúôc tế vaò mở đaị học là mô hình đã rất thành công tại Singapore. Và mới hôm Thứ Hai 10-7-2006, bản tin CNET News lại nói rằng Viện Kỹ Thuật MIT của Mỹ sẽ mở một trung tâm nghiên cứu mới tại Singapore năm 2007, và đây là trung tâm nghiên cứu đầu tiên của MIT bên ngoài
Chỉ có một lời năn nỉ nhà nứơc naỳ, rằng đừng bao giờ xem lĩnh vực giaó dục như một thời các thí điểm hợp tác xã nông trường, lâm trường... Bởi vì bộ óc các em sinh viên không phaỉ là đất cày “năm tấn” bao giờ cả.