- I- Ý Nghĩa và Sứ Mệnh Của Đại Học Vạn Hạnh
- II. Các Phân Khoa Của Viện Đại Học Vạn Hạnh
- III- Thư Viện - Phòng Tham Khảo -Phòng Đọc Sách
- IV- Sinh Hoạt Sinh Viên
- V- Những Dự Phòng Trong Tương Lai và Những Khó Khăn Trong Hiện Tại
- Góp ý Vấn Đề XÂY DỰNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM
- Giáo sư Trần Như Tráng qua đời (1936-2013)
- Lễ Tưởng Niệm Thầy Thích Minh Châu
- Chỉ Nam Đại Học Vạn Hạnh 1973-1974
- GS Tôn Thất Thiện qua đời
- Lễ HỘI NGỘ 50 NĂM ĐẠI HỌC VẠN HẠNH Ngày 17.10.2014
Nguyễn Ngân
SAIGON -- Như tin đã loan trước đây, một cuộc hội thảo về Phật Giáo Việt Nam lớn nhất từ trước tới nay sẽ được tổ chức tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam, chùa Vạn Hạnh, 750 Nguyễn Kiệm Phường 4 Quận Phú Nhuận, Sài Gòn trong hai ngày 15-16 tháng 7 năm 2006 sắp tới với chủ đề: “Phật Giáo Trong thời đại mới. Cơ hội và thách thức.”
Chúng tôi đựơc biết trong 2 ngày hội thảo này có rất nhiều tham luận của nhiều học giả trên thế giới trong đó có nhiều bài được chú ý đến của các Tu sĩ Phật Giáo Việt Nam đang hoạt động tại hải ngoại, người ta cũng rất chú ý và chờ đợi đến bài tham luận của Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ (Nguyên là Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất). Người tổ chức cuộc hội thảo này là Thượng Tọa Trích Trí Siêu tức Giáo sư Tiến Sĩ Lê Mạnh Thát, hiện là Phó Viện Trưởng Học Viện Phật Giáo Việt Nam, Vị Viện Trưởng là Hòa Thượng Thích Minh Châu nguyên Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh trước năm 1975.
Trong hai ngày (đúng ra là ba ngày, ngày thứ ba dành cho các Đại Biểu thăm viếng một số cơ sở Phật Giáo tại Sài Gòn). Có tất cả 8 bài thuyết trình chính thức và toàn thể chương trình có tất cả 80 bài tham luận được chính thức đón nhận.
Tám bài thuyết trình là:
Ngày 15/7/06:
1/ Giáo sư Tiến sĩ Noritoshi Aramaki, Đại học Otani, Nhật Bản ( 8:30AM)
2/ Bài thuyết trình chủ đề 1: Phật Giáo và những vấn đề toàn cầu (9:00 AM)
3/ Giáo Sư Tiến sĩ R. Clark, Đại học Stanford, Hoa Kỳ (13:15 PM)
4/ Bài thuyết trình chủ đề 2: Tìm kiếm những giải pháp (13:45 PM)
Ngày 16/7/06:
5/ Bài thuyết trình của Tiến sĩ Trương Như Vượng, Viện Chiến lược và Khoa học (7:30AM)
6/ Thuyết trình chủ đề 3: Phật Giáo và Dân Tộc (8:00AM)
7/ Bài thuyết trình của Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ (13:15 PM)
8/ Thuyết trình chủ đề 4: Phật Giáo và vấn đề Kinh tế-Chính trị (13:45PM)
Trong số 80 bài Tham luận được công nhận trong chương trình hội thảo chúng tôi thấy có:
-Về một hướng đi: HT-TS Thích Mãn Giác, Hoa Kỳ
-Quan điểm của Trần Nhân Tông về sự nghiệp duy trì Phật Pháp: GSTS Lê Mạnh Thát, VN
-Nền tảng Kinh tế học từ cái nhìn Phật Giáo: TT Thích Tuệ Sỹ, VN
-Làm thế nào để vượt qua những thử thách của Phật Giáo trong thời đại mới: HT Thích Giác Lượng, HK
-Đạo Phật và mô hình giáo dục con người toàn diện: Nguyễn Thuần, HK
-Schumacher và Tuyên ngôn kinh tế Phật Giáo: TS Quán Như-Phạm văn Minh, Úc Châu
-Kinh nghiệm truyền bá và phát triển Phật Giáo tại Châu Âu, đặc biệt là tại Đức quốc: TT Thích Như Điển, Đức quốc.
-Vài suy nghĩ về một Đại học Phật giáo: TS Đỗ Hữu Tâm HK
- Cư sĩ trong thời đại mới: GSTS Trần Chung Ngọc,HK
-Cuộc hoằng pháp tại Hoa Kỳ và những đóng góp của Phật Giáo Việt Nam: TT-TS Thích Trí Hoằng, HK
-Vài suy nghĩ về hiện tình Phật giáo: TT Thích Nguyên Hạnh, HK
-Nhìn qua sự phát triển Phật giáo trên thế giới: Cư sĩ Mật Nghiêm-Đặng Nguyên Phả, HK
-Giao thoa giữa nội dung tôn giáo và chính sách quốc gia: Suy nghĩ về Việt Nam: TS Đỗ Hữu Tài, HK
-Đạo Phật và Nhân quyền trong lịch sử Việt Nam: GSTS Tạ văn Tài, HK
- Phiên âm và Lược dịch Đại Tạng Kinh: TS Trần Tiến Khanh & BS Trần Tiến Huyến, HK
-Phật và Socrate: Chính trị và Con người: TS Phạm Trọng Luật, Pháp
-Phật giáo trong thời đại mới: PTS Thích Hạnh Tấn, Đức quốc
-Phật giáo: Cơ hội và Thách thức: TS Thích Minh Tâm, Úc
-Đối thoại giữa các tôn giáo và học thuyết: GS Trần Quang Thuận, HK
-Năm ước mơ của một Phật tử và mười điều cấp thiết mà Phật giáo Việt Nam không thể thiếu: GS Hồng Quang, HK
-Trí thức Việt ở Hải ngoại: LS Nguyễn Hữu Liêm, HK
-Tập kết kinh nghiệm của 80 năm Phật giáo Việt Nam: Phan Mạnh Lương, HK
-Phật giáo trước thách đố của thời đại: BS Trần Ngọc Ninh, HK
-Vai trò cư sĩ trước tiền đồ Phật giáo Việt Nam: TS Thích Quán Thông, HK
-Phật tử: Con số và con người: Nguyễn Kha, HK
-Phật giáo: Thời đại mới: Trần văn Kha, HK.
Trên đây chỉ là một số tham luận của các học giả Việt Nam tại Hoa Kỳ và một số khác mà chúng tôi quên tên.
Trong thời gian hội thảo diễn ra sẽ có một chương trình văn nghệ chào mừng các Đại biểu và một cuộc triển lãm tranh chủ đề Phật Giáo, hiện nay người ta thấy có một số Tranh, Thư pháp của TT Trí Siêu, Tuệ Sỹ, Phượng Hồng và một vài người khác đã được trưng bày.