- I- Ý Nghĩa và Sứ Mệnh Của Đại Học Vạn Hạnh
- II. Các Phân Khoa Của Viện Đại Học Vạn Hạnh
- III- Thư Viện - Phòng Tham Khảo -Phòng Đọc Sách
- IV- Sinh Hoạt Sinh Viên
- V- Những Dự Phòng Trong Tương Lai và Những Khó Khăn Trong Hiện Tại
- Góp ý Vấn Đề XÂY DỰNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM
- Giáo sư Trần Như Tráng qua đời (1936-2013)
- Lễ Tưởng Niệm Thầy Thích Minh Châu
- Chỉ Nam Đại Học Vạn Hạnh 1973-1974
- GS Tôn Thất Thiện qua đời
- Lễ HỘI NGỘ 50 NĂM ĐẠI HỌC VẠN HẠNH Ngày 17.10.2014
Trung tâm Ngôn ngữ thuộc Viện Đại học Vạn Hạnh có nhiệm vụ đảm trách việc giảng dạy Sinh ngữ và cổ ngữ cho các sinh viên thuộc các phân khoa Văn học, phân khoa Phật học, và phân khoa Khoa học Xã hội. Nhằm phục vụ đại chúng, Trung tâm Ngôn ngữ cũng đã mở các lớp Sinh ngữ riêng biệt cho các công chức, quân nhân, và sinh viên thuộc các Viện Đại học khác.
Bắt đầu niên khóa 1968-1969, ngoài việc duy trì và cải tiến các lớp sinh ngữ dành cho các sinh viên các phân khoa và sinh viên ngoài Viện Đại học Vạn Hạnh, Trung tâm Ngôn ngữ còn đảm trách các giờ học Anh ngữ cho các sinh viên các ban cử nhân Văn học Anh Mỹ và ban Báo chí.
Mục tiêu chính của Trung tâm Ngôn ngữ là nhằm đào tạo cho sinh viên một kiến thức sinh ngữ rộng rãi và vững chắc để có thể học hỏi khoa học kỹ thuật và văn minh của các nước khác hầu góp phần xây dựng và cải tiến xã hội Việt Nam. Việc giảng dạy những sinh ngữ thông dụng trên thế giới tại Trung tâm Ngôn ngữ cũng nhằm mục đích thực tiễn là giúp sinh viên thông thạo ngoại ngữ để liên lạc ngoại giao và để tiến tới dịch thuật các tác phẩm giá trị.
Trong giai đoạn hiện tại, Trung tâm Ngôn ngữ có các ban: Anh ngữ, Pháp ngữ, Đức ngữ, và Nhật ngữ. Sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp một trong những chứng chỉ Anh Pháp Đức Nhật tùy theo ngôn ngữ đã học. Trong tương lai, Trung tâm Ngôn ngữ sẽ mở thêm các tiếng: Ý, Tây ban nha, Thái lan, vân vân... nếu hội đủ điều kiện sĩ số sinh viên.
Thành phần giáo sư cộng tác với Viện Đại học Vạn Hạnh trong công việc giảng huấn ở các phân khoa vừa giới thiệu trên cũng là thành phần những giáo sư có tên tuổi lớn ở các đại học công cũng như tư, như Sàigòn, Huế, Cần Thơ, Đà Lạt. Hơn nữa, Viện Đại học Vạn Hạnh còn được các giáo sư ngoại quốc do cảm tình sâu đậm đến để phụ trách công việc giảng huấn.
Sinh viên Vạn Hạnh trong niên khóa 68-69 chắc chắn không thể nào quên được hình ảnh một nữ giáo sư người Hoa Kỳ, cô Duvali, luôn luôn duyên dáng trong chiếc áo dài Việt Nam, đã làm cho các lớp học Anh ngữ trở nên thân mật và gần gũi hơn.
Mối dây liên lạc giữa giáo sư và sinh viên tại Vạn Hạnh cũng có một sắc thái đặc biệt. Ở đây, ngoài những giờ học, giáo sư cùng một nhóm sinh viên có thể gặp nhau tại hành lang hay câu lạc bộ để trò chuyện thân mật. Những ngăn cách do lễ nghi phiền toái giữa thầy và trò đã được tạm thời xóa mờ đi trong những giây phút này.