SỰ TỰ HẠI KHI NUỐI TIẾC QUÁ KHỨ

31 Tháng Mười Hai 201711:44 SA(Xem: 7915)
SỰ TỰ HẠI KHI NUỐI TIẾC QUÁ KHỨ

decoration_2014_14-content



(trích Nhật ký Tâm Linh 10:  Sức Mạnh Tánh Không )

Khi tuổi già muốn tâm được an bình và hạnh phúc, cần cho phép mình sống một cách tự do, tức bớt buộc tội và phê phán mình trong mỗi hành động và tư tưởng.

Mỗi giai đoạn của cuộc đời đều thay đổi, thay đổi nhiều nhất là do sức khỏe của mình và sự giới hạn của khả năng làm việc bởi cơ thể đã bị lão hóa không còn năng động, dẻo dai, dài sức như khi còn trẻ.

Người viết thì ngồi lâu mỏi tay, mỏi chân hay đau vai, đau lưng, mỏi mắt. Sự chú tâm, suy nghĩ cũng yếu đi. Tất cả công việc làm đều có tính cách ngắn hạn.

Nếu không hiểu được sự giới hạn của mình từ ăn uống, đi đứng, làm việc thì sẽ gây sự thất vọng đối với chính mình và tự chấp lấy mình, tự phê phán, tự trách mình.

Sự tự chấp, phê phán, trách móc mình sẽ hại cho sức khỏe và sự sáng tạo của mình.

Mọi việc đều sẽ dễ dàng hơn nếu mình biết tự điều chỉnh sinh hoạt của đời sống lúc tuổi già để không trở nên buồn bã vì nghĩ rằng mình xuống dốc hay kém khả năng làm việc, sáng tạo hơn xưa.

Chính sự tự trách và tự ràng buộc mình với khuôn mẫu của mình khi còn trẻ mới là sợi dây trói mình lúc về già.

Sống, thở, suy nghĩ, đi đứng, nằm ngồi phải tùy theo thời gian và tuổi đời. Viết được một bài hay, xem một cuốn phim, đi nghe nhạc, đọc tin tức hàng ngày trên báo chí, hay xem, nghe ti vi radio hoặc cúng lạy, ngồi thiền. Tất cả những sinh hoạt trên đều được đánh giá một cách bình đẳng vì tất cả đều giúp cho người già được vui, được nối kết với thế giới nội tâm lẫn ngoại cảnh

Người già cần sống cởi mở với chính mình để rồi từ đó mới cởi mở với người xung quanh. Khi ta thoải mái với chính mình thì tự động rồi sẽ vui vẻ, hòa hợp với mọi người, với con cháu của mình.

Khi buông xả với chính mình tâm ta mới có sự bình an, không tiếc nuối quá khứ và không lo sợ tương lai.

Người già hay bị dằn vặt với chính mình khi nuối tiếc quá khứ nên quên đi đời sống hiện tại. Đó là điều hại nhất cho đời sống của người già.

decoration_2014_13-content

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 14598)
"Ngày nào mà tâm bình đẳng chưa đạt được, thì sự phục vụ đạo pháp giống như ta đứng dưới chân núi mà nhìn lên đỉnh núi. Muốn bước lên đỉnh núi ta phải trút bỏ những cục đá đang đeo trên người. Những tham sân si hỉ nộ ái ố. Núi non hiểm trở cao vòi vọi, muốn tiến lên thân tâm ta phải nhẹ nhàng thì ta mới không trèo lên té xuống. Đá càng nhiều càng nặng, ta càng té nặng té đau. Có khi rớt vào vực sâu thẳm khó vượt lên trở lại chân núi."
05 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 13863)
"Muốn hành đạo thật sự ta phải chấp nhận "những cái không muốn xảy ra" xảy ra để học hỏi những khó khăn, biến động, để cái thức học hỏi. Học hỏi những gì chưa được khám phá về ta để phát triển toàn vẹn con người ta trong những giây phút bất biến."
05 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 14131)
"Khi ta còn nhìn, nghe, thấy với nhận xét, thấy hay thấy dở, thấy sai thấy đúng, là đầu óc còn suy luận, so đo, cân nhắc, thương ghét còn, và chính những điều này đã làm tâm ta náo loạn, tạo ra những cử chỉ, hành động và lời nói tạo nhân quả và nghiệp lực."
05 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 13677)
"Ta sống cho đời sống của mình hay sống như thế nào để mọi người hài lòng ca tụng? Nếu muốn được ca tụng ta hãy tiếp tục làm xác chết."
05 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 14210)
"Tôi cầu nguyện Ơn Trên cho ngọn bút yếu mềm của tôi có thêm năng lực để phục vụ Quê hương, Đạo pháp, cùng góp sức với đồng bào, đồng đạo phục vụ dân tộc Việt Nam, để lại được sống những ngày thanh bình hòa lạc, trên đất nước thân yêu... "
1,863,880