Đại Định Là Thấy Biết Rất Rõ

08 Tháng Ba 201611:35 SA(Xem: 7882)
Đại Định Là Thấy Biết Rất Rõ
nguyenhuynhmai.com 2016 19

Nguyễn Huỳnh Mai

(Nhật ký Tâm Linh 10: Trích Sức Mạnh Tánh Không )

Trống không là không suy nghĩ hay trống không là suy nghĩ, thấy biết mà không bị ảnh hưởng?

Một câu hỏi khó và giải thích tùy theo kinh nghiệm sống đạo.

Nếu cho rằng trống không là không nghĩ gì cả thì con người lúc đó có còn cảm giác gì không? hay không có cảm giác? có biết thời tiết nóng lạnh, mùi hương thoang thoảng, tiếng động xung quanh?

Hay là trống không có nghĩa là vượt, là suy nghĩ mà không bị ảnh hưởng của nghĩ suy. Biết lạnh, biết nóng, biết rõ từng hơi thở, nghe được tiếng chim kêu, tiếng xe chạy, biết được nhiệt lượng trong người, biết dòng điện của mình thông các huyết mạch, nhanh, chậm, các đầu ngón tay ngón chân, những khớp xương lúc đó ra sao, tim đập nhanh hay chậm, hay đập nhẹ nhàng như không đập?

Có phải sự trống không khi thiền quán liên tục tức là biết rõ mọi việc và đồng thời không bị ảnh hưởng bởi mọi suy nghĩ thấy biết của chính mình?

Nếu thấy biết mà không phản ứng thì không có sự kềm chế hay chạy theo cảm nghĩ, cảm xúc. Không kềm chế thì không đè nén, ta có thể biết mà như không biết, thấy mà như không thấy và cảm giác mà như không cảm giác.

Cái trống không của người tu là vượt cái thấy biết. Mà chỉ vượt được cái thấy biết đồng bộ mới có thể định liên tục. Nếu cố gắng đạt hư không trong chốc lát thì sẽ liên tục khi thì định – lúc không định, giống như đứng lên té xuống cả ngày.

Hoặc cho rằng mình đạt được chân như rồi đi đứng vấp váp té nhào không hay.

Cái thấy biết của cảm giác phải đồng bộ với định hay trống không mới thật, vì cái trống không, cái định này mới thật sự là đại định, vì sự song hành này mới đủ khả năng giúp hành giả sống đạo và giảm khó khăn trong đời sống không bị bên tả hay bên hữu, mặt đời và mặt đạo đối nghịch nhau.

Nếu hai mặt đời và đạo cứ mãi đối nghịch thì bước đi của ta sẽ bị quàng xiên liên tục, làm gì và nghĩ gì cũng bị nội chiến, gây đau khổ nội tâm và chắc chắn sẽ gây xáo trộn trong đời sống. Đại định là thấy biết rất rõ trong sự trống không đầy cảm giác.


nguyenhuynhmai.com 2016 20
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 12250)
Nếu ta không định tâm, thức tỉnh và quán chiếu luôn luôn thì cuộc đời ta, tâm thân ta sẽ quay chẳng khác nào cái bông vụ. Nay ta thấy thích người này, mai ta lại thấy ghét và thích người khác hơn. Tâm ta chuyển đổi liên hồi lúc vui lúc buồn bất chợt.
12 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 13107)
Tu tập để cải sửa, buông bỏ, chứ không để nắm bắt mọi cơ hội để nhận, để được, vì chính cái " nhận được" là những xiềng xích cột chặt ta vào bánh xe luân hồi. Hãy buông cái xích sắt mạ vàng ảo giác của tình, tiền, danh vọng hư ảo đó đi, vì nó là nghiệp lực cản bước người tu để giải thoát.
30 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 12741)
Khi đã chọn con đường tu là ta tu tập để đạt kết quả nhằm được giải thoát khỏi cõi ta bà, chứ không tu học để có một trình độ nào đó để thấy mình hơn người, để dạy người, để làm thầy của người. Tu học tiến hóa để phục vụ, để chia sẻ chứ không phải để dạy, để làm thầy hay dùng sự hiểu biết để làm bàn đạp, làm bước thang leo lên cho hơn người.
27 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 13170)
“Thế giới sẽ biến chuyển, tình thương sẽ phát triển nếu càng ngày càng có những tiếng nói qua các phương tiện truyền thông, qua ngôn ngữ, âm thanh, hình ảnh đầy sáng tạo với những tư tưởng cao đẹp, ngôn ngữ đầy chân tình từ ái đến với con người từ mọi ngõ ngách của mặt đất. Đó là việc xây dựng một thế giới mới an lạc qua các phương tiện truyền thông bác ái."
19 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 14323)
“Mở lòng từ bi không phải là thương người một cách mù quáng mà mở lòng từ bi để làm những gì thật sự có ích cho đạo, cho đời, cho quê hương đất nước. Sự chân thật cũng cần có sự kiên quyết, kiên trì và lòng quả cảm đi đúng con đường mà mình đã nhìn ra, để quyết định theo đuổi với bất cứ giá nào, dù có khó khăn trở ngại. ( ảnh hoa sen của Quốc Sĩ)
26 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 13033)
"Trong bất cứ thời đại nào, người ta rất khó nhận diện được người hy sinh thật sự. Người hy sinh thật sự không tìm cách cho mình nổi bật trong đám đông, trong cộng đồng, hay bất cứ nơi đâu, cho dù vì lý do gì. Cái lý do để nổi bật, để nổi tiếng đều là sự giả tạo. Cái thật tự nó có giá trị, không vì sự khen tặng, tung hô. Cái thật không đem một nguồn lợi nào cho bản thân mới có giá trị thật sự, mới đóng góp thật sự cho đời sau."
16 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 12925)
"Ngày nào mà tâm bình đẳng chưa đạt được, thì sự phục vụ đạo pháp giống như ta đứng dưới chân núi mà nhìn lên đỉnh núi. Muốn bước lên đỉnh núi ta phải trút bỏ những cục đá đang đeo trên người.Những tham sân si hỉ nộ ái ố. Núi non hiểm trở cao vòi vọi, muốn tiến lên thân tâm ta phải nhẹ nhàng thì ta mới không trèo lên té xuống. Đá càng nhiều càng nặng, ta càng té nặng té đau. Có khi rớt vào vực sâu thẳm khó vượt lên trở lại chân núi."
06 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 14403)
Hãy trở về với riêng ta nơi khu vườn để hái trái lành đã dành riêng tặng cho ta. Hãy rũ bỏ cho tâm thức trống không để trái lành tỏa hương thơm ngát. Vậy, Phật tánh giúp ta giác ngộ, giúp cho ta gặp lại ta. Phàm tánh giúp cho tim ta mở rộng với sự hiểu biết người, thương người và thấy ta và người là một với đầy đủ cảm quan và giác quan.
24 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 14190)
Ta tu tập để tự giải hơn là tu để quên, vì càng quên, càng tránh né thì càng nhớ thêm rõ nét. Vậy thì tu không phải để đè nén, để làm bộ quên, làm bộ bao dung, làm bộ từ bi hỉ xả. Tu là để biết mình và người, để hành xử đúng khi va chạm mỗi khi gặp việc gì dù vui, buồn, ta cũng không quên ta...
15 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 14863)
Hãy trở về vĩnh viễn với âm thanh của nội tại. Trở về với chính ta, với hơi thở ta trong mỗi giây phút. Trở về với chính ta để ta sống trọn đời sống mà chính ta đã lựa chọn. Một đời sống không ảo tưởng. Một đời sống thật tràn đầy và mạnh mẽ với ý chí đối đầu với mọi khó khăn, mọi màn lớp của vở kịch trong đời sống. Hãy trở về với chính ta để ta sống một đời sống không ảo tưởng.
1,863,880