13-TRUNG TÂM QUỐC TẾ CỨU VIỆN TẠI NHẬT BẢN.

09 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 5177)
13-TRUNG TÂM QUỐC TẾ CỨU VIỆN TẠI NHẬT BẢN.

 

Tôi rất tiếc không đi viếng các trại tị nạn ở Hồng Kông như dự trù vì bác sĩ bệnh viện Paolo khuyên tôi nên trở về Mỹ ngay. Bù lại khi ghé Nhật, tôi được anh Đổ Thông Minh đưa đi thăm Trung Tâm Quốc Tế Cứu Viện (là trại xúc tiến định cư cho người tị nạn Việt Nam) tại Nhật Bản.

 

Khi máy bay dừng lại phi trường Narita mười mấy tiếng trước khi tiếp tục về Hoa Kỳ, Đỗ Thông Minh ra phi trường đón hai đứa chúng tôi về nhà ở Tokyo ăn phở gà do bà xã anh Minh nấu.

 

Trung tâm tạp hóa và dịch vụ Mêkông của Minh nhỏ chỉ độ 64 thước vuông mà vừa là nhà của hai vợ chồng và ba đứa con, vừa là nơi trữ thực phẩm Á Đông, cũng như đủ loại sách báo băng nhạc cassettes, video.

 

Đổ Thông Minh biên soạn và tự xuất bản Bảng Thường Dụng Hán Tự bằng tiếng Việt và tiếng Anh và các tự điển học chữ Hán, Nhật-Việt, Việt-Nhật..., thực hiện mẫu tự Hán-Nôm trên máy điện toán Desktop Publishing.

 

Lúc chúng tôi ghé thăm, Minh đang soạn quyển "Tin Học Tổng Hợp" (đối chiếu 30,000 thuật ngữ Anh-Việt của bốn ngành Điện Khí - Điện Tử - Điện Toán - Điện Thông...). Tôi nhận thấy việc làm của Minh hết sức cần thiết, sau này giới kỹ thuật gia trẻ về nước từ nhiều quốc gia cần có những thuật ngữ chung để sử dụng mới dễ truyền bá và làm việc chung với nhau được.

 

Vợ chồng Minh nói đời sống ở Nhật rất đắt đỏ, nhất là nhà cửa. Minh làm thịện nguyện từ ngày mất nước cho người Việt tị nạn tại Nhật nên dắt chúng tôi vào trại dễ dàng.

 

Đời sống của đồng bào tại trại tị nạn ở Nhật này tương đối thoải mái hơn các nơi khác vì họ được lo cho ăn, học. Phòng ngủ của người tị nạn tuy nhỏ, nhưng có tivi, quạt máy đầy đủ. Sau khi học xong Nhật ngữ thì họ được giới thiệu công việc làm. Tuy nhiên vấn dề khó khăn nhất của họ là ngôn ngữ vì tiếng Nhật viết mẫu tự riêng là Hiragana và Katakana, ngoài ra còn có thêm chữ Hán nữa.

 

Lúc đi ngang các lớp học, nhìn những khuôn mặt lo âu và kém vui của các học viên và bài học viết chi chít bằng chữ hiragana trên bảng, tôi thấy thương cảm họ vô cùng. Tôi cũng được vào thăm vài gia đình người trong trại. Chúng tôi trao nhau những ánh mắt cảm thông. Tôi rất buồn vì khả năng của mình giới hạn, không giúp gì nhiều được cho họ, ngoài những bài báo và những bản tin nói lên nguyện vọng của đồng bào tại các trại tị nạn Đông Nam Á.

 

Trước khi từ giã trại tị nạn để trở lại phi trường về Mỹ, chúng tôi trân trọng cám ơn ông Kazuo Fujii, Phó Trại Trưởng cũng như ban điều hành đã đối xử tốt với người tị nạn Việt Nam tại Nhật.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tư 2014(Xem: 10077)
23 Tháng Tám 2010(Xem: 53773)
25 Tháng Chín 2006(Xem: 30867)
01 Tháng Năm 2006(Xem: 41248)
06 Tháng Tư 2005(Xem: 42200)
06 Tháng Tư 2005(Xem: 48257)
20 Tháng Ba 2005(Xem: 40870)
18 Tháng Ba 2005(Xem: 40616)
17 Tháng Ba 2005(Xem: 42553)
14 Tháng Ba 2005(Xem: 38966)
12 Tháng Ba 2005(Xem: 44431)
26 Tháng Mười Hai 2004(Xem: 39536)
1,863,880