- Lời Giới Thiệu
- 1- Trên đường đến New York
- 2- Đây New York ! (NV, 28- 3- 92)
- 3- Trên đường đến downtown New York (NV, 29- 3- 92)
- 4- Manhattan và người đàn bà bán hàng rong (NV, 31- 3- 92)
- 5- Vòng quanh phố Manhattan ( NV,1- 4- 92)
- 6- Trường thời trang tại New York
- 7- Đời sống tại New York (NV, 4- 4- 92)
- 8- Đi Metro đến chợ Tàu New York
- 9- Một cộng đồng đoàn kết (NV, 5- 4- 92)
- 10- Một khuôn mặt phụ nữ Việt Nam tại New York: Bà Hồng Liên (NV, 7 - 4- 92)
- 11- Hội phụ nữ Việt Nam tại New York (NV, 8- 4- 92)
- 12- Vietnet, con đường trở về nguồn (NV, 9- 4- 92)
- 13- Gặp No Ho tại phố Tàu New York (NV 10- 4- 92)
- 14- No Ho đang tiến mạnh (NV, 11- 4- 92)
- 15- Vài sinh hoạt của người Việt tại New York (NV, 12- 4- 92)
- 16- Cuộc biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc (NV, 14- 4- 92)
- 17- Trung Hoa lưu vong và Việt Nam tị nạn tranh đấu cho tự do dân chủ (NV, 15- 4- 92)
- 18- Liên đoàn Nắng Mới tại New York (NV, 16- 4- 92)
- 19- Thắng cảnh New York (NV, 17- 4- 92)
- 20- Viếng tượng nữ thần Tự Do (NV, 18- 4- 92)
- 21- Ellis, hòn đảo của người di cư (NV, 19- 4- 92)
- 22- Cảm nghĩ sau một chuyến đi (NV , 21- 4- 92)
Biểu tình đòi Tự Do Dân Chủ và chống cưỡng bức hồi hương trước trụ sở Liên Hiệp Quốc. Từ trái: Sinh viên Trung Hoa chích hăn tang mang dòng chữ "Li Peng, The Butcher", Nguyễn Huỳnh Mai, Hồng Liên, Ly Lan. Phía sau là các anh NoHo và H.O. (31-1-1992)
Ông tài xế người Haiti hơi ngần ngại khi nghe chúng tôi muốn đến trụ sở Liên Hiệp Quốc. Ông ta cho biết trưa nay quanh khu đó rất kẹt xe vì có biểu tình. Khi nghe chúng tôi đi từ California qua có mục đích tham dự buổi biểu tình đòi Nhân Quyền cho Việt Nam và các người tị nạn ông hứa tìm mọi cách đưa chúng tôi đến càng gần trụ sở càng tốt.
Cũng có một ngày
Vì các hàng rào cảnh sát ngăn không cho xe đến gần trụ sở Liên Hiệp Quốc nên chúng tôi phải xuống gần United Nations Plaza tại góc đường 43 và Second Avenue.
Nguyên khoảng đường trước Liên Hiệp Quốc bị chận, có rất nhiều cảnh sát đứng gác. Thỉnh thoảng cảnh sát giàn chào các xe chở những nhân vật cao cấp của các xứ từ trong trụ sở chạy ra.
Sáng hôm nay, ngày 31 tháng Giêng, 1992, trời bắt đầu khá lạnh và gió nhiều hơn hôm tôi mới đến. Đi bộ chừng một quãng đường thì tôi đến trước trụ sở Liên Hiệp Quốc. Nhìn những lá cờ xếp theo hàng ngang bay phất phới đủ màu sắc của các quốc gia tôi mong ước rằng một ngày nào đó không xa, lá cờ vàng ba sọc đỏ lại phất phới rực rỡ sánh vai cùng các nước bạn.
Trụ sở Liên Hiệp Quốc
Trụ sở Liên Hiệp Quốc nằm trên đường First Avenue, giữa đường 42 và 48. Năm 1945 sau thế giới Đại Chiến thứ nhì, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc được ký tại San Francisco và tổ chức lo về hòa bình thế giới được thành lập. Cũng năm đó Mỹ Quốc đã mời tổ chức này đặt trụ sở ngay tại Mỹ và năm 1946 tiểu bang New York được chọn lựa. Nhờ sự trợ giúp của John D. Rockefeller tổ chức đã mua được dải đất tại East River, Manhattan. Một nhóm kiến trúc sư quốc tế dẫn đầu là ông Wallace K. Harrison đã phác họa tòa nhà Liên Hiệp Quốc này.
Tòa nhà cao nhất của Liên Hiệp Quốc là Secretariat Building với 550 feet dùng làm văn phòng. Phía trước, thấp hơn là General Assembly Hall, là nơi hội họp của đại biểu của 144 quôc gia hội viên. Phía sau văn phòng Tổng Thơ Ký là các phòng họp của Hội Đồng Bảo An, Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội v.v...
Li Peng, The Butcher
Hồng Liên và các anh chị trong Cộng Đồng New York và các anh em No Ho hẹn chúng tôi đi biểu tình nhưng không nói rõ địa điểm. May mắn thay có một số sinh viên Tàu cầm biểu ngữ, hình ảnh dán trên Poster các cảnh người nằm chết trên các vũng máu tại Thiên An Môn nên chúng tôi đi theo chân họ. Ở gần khu biểu tình có một nhóm sinh viên tàu đứng thổi bong bóng đen có hình xe tăng Trung Cộng đã dùng để đàn áp biểu tình năm 1989, các sinh viên này đều có quấn khăn tang trên đầu ghi chữ đỏ "Lý Bằng, tên đồ tể".
Tiếng người hô to các khẩu hiệu cùng với tiếng trống liên hồi sau mỗi khẩu hiệu càng lúc càng lớn dần. Đến góc đường 47, khu công viên Dag Hammarskold trước Liên Hiệp Quốc thì chúng tôi thấy hàng ngàn người đang quy tụ biểu tình. Dài dài theo đường 47 là lực lượng nam nữ cảnh sát với khuôn mặt cử chỉ nghiêm trang như lúc nào cũng sẵn sàng đối phó.
Nữ Thần Tự Do
Hình ảnh đập vào mắt tôi đầu tiên là người thiếu nữ Trung Hoa mặc áo choàng trắng đứng trên đài cao tay nâng bó đuốc, tượng trưng cho nữ thần tự do. Cạnh cô là lá cờ Việt Nam nổi bật màu vàng ba sọc đỏ do các đại diện Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại New York giương cao lên. Cảnh tượng người Trung Hoa và Việt Nam đứng bên nhau tranh đấu cho tự do của quê hương mình làm cho tôi và những người có mặt xúc động.
Dưới chân Nữ Thần Tự Do, sinh viên Trung Hoa có kê một cái bàn để viết lên khăn tang trắng chữ Li Peng, The Butcher, phát cho những người đi biểu tình. Họ cũng phát rất nhiều biểu ngữ nói lên tội ác Lý Bằng và nguyện vọng của họ cũng như đòi hỏi Tổng Thống Bush phải can thiệp với Bắc Kinh về Tự Do Dân Chủ và Dân Quyền cho dân tộc Trung Hoa. Họ cũng phát ra những bài thơ nói lên nỗi đau khổ về sự tranh đấu cho tự do. Có đoạn như sau:
"Freedom now... too many souls have died for it
"Freedom now... too many people crying for it
"Freedom now... too many children dying for it
"What we all need is freedom now..."
Phía sau Nữ Thần Tự Do là một hàng máy truyền hình chiếu cảnh thảm sát ở Thiên An Môn. Rất đông người bu lại xem, khuôn mặt đều rất xúc động chảy nước mắt. Một ông Trung Hoa trên 50 tuổi đứng khóc sướt mướt.
Trong khi một số người xem truyền hình thì phía khán đài xử án Lý Bằng tiếng hô đả đảo gào thét dữ dội. Trên khán đài nữ sinh viên tranh đấu Chai Ling, mặc áo choàng đỏ đã vạch rõ tội ác của Lý Bằng khi ông ta ra lệnh cho chiến xa cán lên đoàn biểu tình tranh đấu cho Dân Chủ tại Thiên An Môn.
(Còn tiếp)