8- Phỏng vấn ông Chu Bá Yến: Cộng đồng Người Việt tại Florida, một kinh nghiệm bầu cử (NV, 1- 4- 91)

10 Tháng Năm 200512:00 SA(Xem: 16684)
8- Phỏng vấn ông Chu Bá Yến: Cộng đồng Người Việt tại Florida, một kinh nghiệm bầu cử (NV, 1- 4- 91)

Ông Chu Bá Yến vừa đắc cử chủ tịch Cộng Đồng Florida. Đây là một tổ chức cộng đồng cấp tiểu bang đầu tiên của người Việt ở Hoa Kỳ, được chọn lựa bằng phương thức bầu cử liên danh, phổ thông dầu phiếu trực tiếp và kín.
Trong số 10 cộng đồng Việt ở Florida, có 8 cộng đồng đã tổ chức bầu cử trong tháng Hai 92.
Hai liên danh ứng cử là:
Liên danh Xây Dựng Cộng Đồng do ông Chu Bá Yến ứng cử chủ tịch và Liên Danh Tự Do do ông Trần Khâm.
Ông Chu Bá Yến là cựu Trung tá Sĩ Quan Tham Mưu Tư Lệnh Hải Quan. Hiện ông là chuyên viên thảo chương điện toán về ngành hàng không.
Sau đây là bài phỏng vấn ông Chu Bá Yến chủ nhiệm Florida Việt Báo, tân Chủ Tịch cộng đồng Florida.

Đáp Ứng Nhu Cầu

NHM: Ông vui lòng cho biết nguyên do nào đã đưa đến việc thành lập cộng đồng người Việt cấp tiểu bang ở Florida ?
CBY: Đứng trước những nhu cầu mà người Việt ở hải ngoại cần phải làm như:
1- Đối với quê hương, chúng ta phải tranh đấu cho Tự Do-Dân Chủ.
2- Đối với cộng đồng, chúng ta cần phải bảo vệ quyền lợi, giải quyết những vấn đề an sinh xã hội, duy trì và phát huy nền văn hóa dân tộc, đặc biệt là vấn đề thanh thiếu niên. Chúng ta phải khuyến khích họ tham gia vào các công tác cộng đồng, vì họ là những người tiếp nối những công trình của chúng ta đã và đang làm, họ là tương lai của cộng đồng.
3- Ngoài ra còn có những vấn đề quan trọng khác như tranh đấu cho những tù nhân chính trị được trả tự do và đoàn tụ với gia đình, tranh đấu cho đồng bào tị nạn ở các trại Đông Nam Á; vấn đề cấm vận và bang giao giữa Hoa Kỳ và Cộng sản Việt Nam. Muốn cho việc tranh đấu được hữu hiệu, chúng ta cần phải tổ chức cộng đồng để có tiếng nói mạnh. Trong phạm vi tiểu bang, anh em chúng tôi đã đồng thuận việc thành lập cộng đồng ngưòi Việt tiểu bang Florida (gọi tắt là cộng đồng).
NHM: Ông vui lòng cho biết diễn tiến việc thành lập cộng đồng.
CBY: Cách nay gần hai năm, Liên Hội Cựu Quân Nhân tiểu bang Florida đưa ra ý kiến thành lập cộng đồng. Sau khi bản thảo với một số hội đoàn, chúng tôi thành lập một Ủy ban Vận động tổ chức buổi đại hội các hội đoàn trong tiểu bang để thảo luận và biểu quyết vấn đề.
 Tháng 10-1990, buổi đại hội được tổ chức tại Tampa với sự tham dự của hầu hết các đoàn thể chính trị, xã hội, tôn giáo& Kết quả của buổi đại hội như sau:
- Quyết định thành lập một ủy ban chính thức vận động thành lập cộng đồng.
- Thành lập một ủy ban soạn thảo nội quy và luật bầu cử.
Sau nhiều buổi đại hội kế tiếp đã chung quyết bản nội quy và bầu Ủy ban Chấp hành Lâm thời. Ủy ban này có nhiệm vụ tổ chức cuộc bầu cử Ủy ban Chấp hành chính thức và Hội đồng Đại biểu của tiểu bang, Hội đồng Đại biểu gồm các vị đương kim Chủ tịch của cồng đồng tại địa phưong. Ngoài ra mỗi cộng đồng địa phương lại được bầu thêm một số đại biểu, tùy theo số đồng hương nhiều hay ít.
NHM: Xin cho biết thể thức và diễn tiến việc bầu cử.
CBY: Cuộc bầu cử được tổ chức theo phương pháp phổ thông đầu phiếu trực tiếp và kín. Ứng cử vào Ban Chấp hành theo thể thức liên danh, mỗi liên danh gồm có 5 người. Ứng cử vào Hội đồng Đại biểu theo thể thức đơn danh.
 Ban bầu cử cộng đồng đại diện phối hợp với Ban Chấp hành cộng đồng tại địa phương để tổ chức bầu cử vào những ngày tổ chức mừng xuân (Nhâm Thân). Tại Florida có 10 cộng đồng lớn nhỏ. Tám cộng đồng tổ chức bầu cử. Hai cộng đồng không tổ chức bầu cử vì một cộng đồng không có Ban Chấp hành và một cộng đồng vừa mới được bầu cử.

Dân chủ và tương kính

NHM: Xin cho biết có bao nhiêu liên danh ra ứng cử và diễn tiến cuộc tranh cử.
CBY: Có hai liên danh ứng cử. Vấn đề quan trọng đối với chúng tôi không phải là thắng hay thua, mà vấn đề quan trọng ở chỗ vận động các tổ chức ủng hộ và đồng hương tham gia cuộc bầu cử, vì đây là lần đầu tiên có cuộc bầu cử cấp tiểu bang. Do đó chúng tôi phải lập một phái đoàn gồm có ông Chủ tịch Ủy ban Lâm thời, BS Nguyễn Quyền Tài, Ông Trưởng ban bầu cử, BS Hoàng Cầm và đại diện của hai liên danh đi tiếp xúc với các đoàn thể tại các địa phương để trình bày mục tiêu việc thành lập cộng đồng và kêu gọi sự tiếp tay của các đoàn thể. Hai liên danh của chúng tôi cũng có những buổi nói chuyện chung trước cộng đồng và trả lời những câu hỏi. Sự sinh hoạt giữa hai liên danh rất dân chủ và tương kính.

Thuận thảo và công bằng.

NHM: Xin cho biết liên danh của ông có gặp những khó khăn gì trong vấn đề vận động bầu cử không ? Và ông có vận động qua tờ FVB do ông làm Chủ nhiệm không ?
CBY: Chúng tôi không gặp khó khăn gì trong cuộc vận động bầu cử vì các ứng viên trong liên danh đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động cho cộng đồng. Chúng tôi không sử dụng tờ Florida Việt Báo do tôi làm Chủ nhiệm để vận động tranh cử, mặc dù tờ báo đó được phổ biến trong toàn thể lãnh thổ của tiểu bang và được đồng bào ưa chuộng, vì chúng tôi muốn cho cuộc bầu cử được diễn ra trong bầu không khí thuận thảo và công bằng.
NHM: Xin ông giải thích ý nghĩa tên và logo của liên danh ông. Tiêu chuẩn để chọn người cùng đứng với ông trong một liên danh.
CBY: Tên của liên danh chúng tôi là Xây Dựng Cộng Đồng, huy hiệu là: Một vòng tròn ở phía bên trong có lá cờ VNCH, bản đồ Florida và tên. Tất cả đều tự nói lên đầy đủ ý nghĩa, do đó tôi xin miễn giải thích thêm. Chúng tôi đứng cùng liên danh vì có cùng lập trường, cùng làm việc theo tinh thần tập thể.

Ủy ban điều hợp liên bang

NHM: Xin ông cho biết quan niệm của ông về tầm quan trọng của tiếng nói cộng đồng tiểu bang, theo ông thì người Việt tại Mỹ có nên có tiếng nói của một cộng đồng liên bang không? Nếu muốn có một cộng đồng liên bang thì làm sao mới có thể thực hiện được.
CBY: Mỗi địa phương nên có một tổ chức đại diện cho cộng đồng cấp địa phương. Mỗi tiểu bang nên có một tổ chức đại diện cho cộng đồng cấp tiểu bang. Nếu vì trường hợp địa dư hoặc đồng hương cư ngụ đông mà không thể thực hiện được thì bầu từng vùng, mỗi vùng bao gồm nhiều địa phương. Sau đó các vùng bầu một ủy ban điều hợp cấp tiểu bang. Cùng mô thức đó đem áp dụng cho liên bang, chúng ta sẽ có một ủy ban điều hợp cấp liên bang.
 Chúng ta biết rằng, Quốc hội Hoa Kỳ có ảnh hưởng rất mạnh vào chính sách đối ngoại. Nếu chúng ta có một tổ chức đại diện cho một tiểu bang thì tiếng nói của chúng ta sẽ được các vị dân cử trong tiểu bang lắng nghe. Nếu chúng ta có một tiếng nói đại diện cho liên bang thì chúng ta sẽ được cả hành pháp lẫn lập pháp Hoa Kỳ lắng nghe. Đặc biệt trong giai đoạn sắp tới, khi vấn đề bang giao giữa Hoa Kỳ và CSVN thành hình, chúng ta cần có tiếng nói chung từ cấp tiểu bang đến liên bang để đương đầu với chúng.
NHM: Cộng đồng Florida có được các nghị sĩ hay dân biểu tại đây hỗ trợ không?
CBY: Cộng đồng mới được thành lập, Ủy Ban Chấp Hành mới được bầu và mới nhận nhiệm vụ được hơn một tuần. Thống Đốc và Thượng Nghị Sĩ Quốc Hội Hoa KỲ của tiểu bang có gữi văn thư chúc mừng. Trong quá khứ, khi chúng tôi kết hợp các hội cựu quân nhân trong tiểu bang để lập thành Liên Hợp Cựu Quân Nhân, chúng tôi được các vị dân cử cũng như các tổ chức Cựu QN Hoa Kỳ yểm trợ rất mạnh mẽ.

Đại hội Hoa Thịnh Đốn.

NHM: Được biết có trên 10 đại diện cộng đồng VN sẽ đến tham dự một buổi họp ở Hoa Thịnh Đốn, xin ông cho biết mục đích của buổi họp.
CBY: Theo lời đề nghị của cộng đồng VN thuộc nhiều tiểu bang và thành phố, một buổi Đại Hội Cộng Đồng được tổ chức tại thủ đô Hoa Kỳ nhân ngày Ẫ30 tháng 4Ữ. Cộng đồng VN vùng Washington DC, Maryland va Virginia được ủy nhiệm đứng lên tổ chức. Trưởng Ban Tổ chức là ông Đinh Văn Long. Mục đích của đại hội trong đó có một số vấn đề như sau: Hợp lực tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân quyền ở Việt Nam; đi tìm một mô thức phối hợp các nỗ lực của cộng đồng VN tại Hoa Kỳ&. Tính đến nay đã có trên 20 cộng đồng ghi danh về tham dự trong đó có Cộng Đồng Việt Nam Florida.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Chín 2004(Xem: 41009)
1,863,880