"Cáp duồn"

12 Tháng Mười Một 200412:00 SA(Xem: 31892)
"Cáp duồn"

Có sống ở Nam Vang rồi chúng ta mới cảm thấy xứ Chùa Tháp huyền bí thật! Việt kiều trên đó đều cho rằng đã làm ăn sinh sống tại đây mà gia đình nào bỏ xứ để hồi hương đều gặp tai nạn hoặc tiêu hao tiền bạc, không thể đem tiền của đã tạo tại đất Miên theo về xứ. Ngay cả gia đình tôi trước và sau khi rời bỏ mảnh đất này đều gặp rất nhiều chuyện rủi ro. Trường hợp của má Hai và nhiều Việt kiều trong hiện tại, phải chăng là trường hợp điển hình của câu ca dao:
"Nam Vang đi dễ khó về. . ."
Má Hai còn cho biết lúc này Việt kiều ở trển bị giết liên miên nước dưới sông vì xác người, hôi thúi không chịu được. Tôi tức ghê hỏi Má Hai:
 - Bộ ông Lon Nol không biết sao mà để lính Miên giết người mình như vậy?
Má Hai tôi nói:
- Ông ta biết chớ sao không!
Nhiều người Miên vì còn hậu tiến nên ác thật! Qua bao nhiêu năm sống chung với họ, tôi đã nhận thấy điều này: Đối với Việt kiều nhiều người Miên như có một mối thù truyền kiếp, tận tim gan. Có một thời gian, chính phủ Cao Miên xích mích với chính quyền Sàigòn, ông Vua Con (Sihanouk) chửi chánh quyền suốt ba ngày ba đêm. Những người Miên xung quanh nhà tôi mở radio cả ngày lẫn đêm. Hầu hết Việt kiều đều đóng cửa nhà và ít ai dám đi đâu, nhứt là về đêm, vì dạo đó có xảy ra những vụ "cáp doùn".

Đại khái là những người Việt Nam đi cyclo buổi tối, đến khoảng vắng không có lính, phu cyclo người Miên ngừng lại làm bộ kiếm chuyện rồi ông ta hô to lên "cáp doùn", tức thì có không biết bao nhiêu phu xích lô khác đang chực sẵn chạy lại, kẻ dao, người búa. Một lát sau họ tản đi hết thì nạn nhân chỉ còn là một cái xác bê bết máu. Những vụ xảy ra tương tự như thế đều không bắt được thủ phạm. Gia đình nạn nhân phải đành nuốt hận vì dầu có thưa cũng hoài công. Chính quyền có biết ai đâu mà bắt.
Người ta còn có thể nói nước này pháp luật nhiều khi chẳng có nghĩa lý gì mà chỉ có "Tiền" là trên hết. Tôi được biết một ông bác sĩ người Pháp làm việc ở nhà thương Calmette (giống như nhà thương Đồn Đất). Ông ta có phòng mạch ở tỉnh Cần Giọt, tôi có đến phòng mạch đó để trị bịnh vài lần trong thời gian gia đình tôi sống tại đây, ông ta di chuyển từ Phnom Penh ra Cần Giọt luôn luôn vào ban đêm và chạy rất nhanh. Ông ta kể là đã cán mấy người, bị thương có, chết cũng có mà chưa bao giờ bị vào tù cả. Ông ta làm ra rất nhiều tiền nên vụ nào rồi cũng được thu xếp êm xuôi.

Trên này còn có điềm lạ nữa là Việt kiều lái xe, rủi có đụng người Miên thì phải chạy ngay lại bót cảnh sát hoặc chạy luôn, dù người có lương tâm hay không cũng vậy vì đã xảy ra nhiều trường hợp rất rùng rợn. Hồi chúng tôi ở Ô Cà Xây, một hôm có tai nạn xe cộ xảy ra ngay trên con đường nhà tôi. Người tài xế phóng liền xuống xe để đỡ nạn nhân. Thiên hạ bu lại xem đen nghẹt, thấy nạn nhân chết những người Miên xúm lại đánh ông tài xế chết ngay tại chỗ rồi chạy mất. Khi cảnh sát đến thì mọi việc đã rồi.

Một trường hợp nữa mà tôi nghĩ lại thấy vừa giận mà vừa tức cười không thể tả. Hôm đó ba tôi lái xe đưa cả gia đình đi Kép tắm biển. Dọc đường xe đang chạy ngon trớn bỗng có một người đàn ông Miên chạy xe đạp từ trong đường đất phía trước ra. Thấy ông ta cứ chạy thẳng ra hoài ba tôi nhấn kèn liên hồi. Ông ta vẫn tỉnh bơ tiến tới đến nỗi ba tôi phải cho xe leo lên lề đường. Ba tôi bị kính cắt chảy máu tùm lum. Ba má tôi thấy chỗ này cũng vắng nên xuống xe định đỡ ông ta.
Ai dè từ hai bên ruộng người Miên kéo ra một hơi đen nghẹt. Toàn là dân làm ruộng, kẻ cuốc, người xuổng, người nào cũng đằng đằng sát khí. Má tôi thấy nạn nhân bị chảy máu trán nên lấy khăn định bịt vết thương. Ông ta xua tay lia lịa vừa cười vừa nói với mấy người cùng xóm bằng tiếng Miên:
- Chuyến này tao giàu rồi tụi bây ơi!
Nói xong, ông ta nghẽo đầu nhắm mắt. Đã thế mấy bà Miên đem từ đâu lại một bó nhang đốt thắp ngay tại đó, làm như nạn nhân đã chết rồi vậy. Một mặt họ làm dữ với chúng tôi, họ gọi cảnh sát đến lập biên bản.
Nhờ có bà bạn của má tôi giỏi tiếng Miên năn nỉ họ và hứa hẹn đủ điều chớ nếu không chắc, chúng tôi bị họ xơi tái rồi. Thật là hú hồn! Gia đình nạn nhân đòi bồi thường hai trăm ngàn? Chỉ sứt có một miếng da đầu! Xe chúng tôi, nhờ có đóng tiền bảo hiểm nên sở bảo hiểm lo tất cả. Rốt cuộc họ chỉ phải thường có vài ngàn. Ba tôi thấy gia đình nạn nhân nghèo quá nên có tới lui thăm viếng và cho tiền. Sau họ có vẻ hối hận, má của nạn nhân khai rằng hôm đó ông ta say rượu!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Tư 2005(Xem: 42722)
01 Tháng Tư 2005(Xem: 36743)
1,863,880