- I- Ý Nghĩa và Sứ Mệnh Của Đại Học Vạn Hạnh
- II. Các Phân Khoa Của Viện Đại Học Vạn Hạnh
- III- Thư Viện - Phòng Tham Khảo -Phòng Đọc Sách
- IV- Sinh Hoạt Sinh Viên
- V- Những Dự Phòng Trong Tương Lai và Những Khó Khăn Trong Hiện Tại
- Góp ý Vấn Đề XÂY DỰNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM
- Giáo sư Trần Như Tráng qua đời (1936-2013)
- Lễ Tưởng Niệm Thầy Thích Minh Châu
- Chỉ Nam Đại Học Vạn Hạnh 1973-1974
- GS Tôn Thất Thiện qua đời
- Lễ HỘI NGỘ 50 NĂM ĐẠI HỌC VẠN HẠNH Ngày 17.10.2014
Điếu văn của con cho cha
Lan xin phép các bác, cô chú anh chị và bạn bè đọc lá thơ cuối cùng Lan viết cho cha.
Cha ơi,
Lúc cha chỉ còn nói được vài câu ở nhà thương, cha nói đời cha chỉ hối tiếc một điều là không lo được như ý cho dân, cho nước. Con thương cha đến cuối cuộc đời vẩn không an tâm chuyện nước non. Cha lo chuyệ̣n nước, nên lúc nhỏ con không được chơi đùa với cha nhiều. Mẹ dặn con không được ồn ào để cha làm việc trong bureau của cha, một căn phòng 4 phía đầy sách báo cao đến trần nhà. Con cứ ngồi gần phòng cha để được nghe những khi các nhà báo, chính trị gia, bạn bè hay sinh viên đến và căn phòng ồn ào bàn cãi chuyện tình hình chính trị, chuyệ̣n tương lai xứ VN. Con muốn hiểu, nên lúc 9 tuổi con đã bắt đầu đọc báo. Cha rất vừa ý, cha chỉ muốn con đọc sách báo, chăm lo học hành, không cho con xem TV. Sau suốt đời con thích đọc sách báo, nhà có TV không bao giờ con mở ra.
Từ nhỏ đến lớn khi nào con cũng thấy cha âu lo chuyện đất nước. Lúc nhỏ đi nghỉ hè không bao giờ có cha, mẹ nói cha bận lắm. Con thấy sao chuyện gia đình mẹ toàn là lo một mình. Nhưng năm con 9 tuổi cha được giải thưởng Magsaysay của Á Châu về báo chí, cha cho con với mẹ theo cha qua Phi Luật Tân lảnh giải, con mới hiểu thì giờ của cha làm nhiều viêc quan trọng. Cha yêu xứ Việt Nam, bao nhiêu tâm trí của cha để suy nghĩ chuyệ̣n xây dựng quê hương, nên lúc nhỏ con chỉ đươc đi chơi với mẹ.
Sau khi qua Canada cha có thì giờ cho con nhiều hơn, tuy cha vẫn ưu tư chuyện VN và vẫn viết lách nhiều. Con bắt đầu học hỏi cha cách sống, cách cư xử.
Cha ơi, cha là môt nhà nho tân tiến, nhiều lý tửơng về vấn đề quốc gia, xã hội. Cha dạy cho con ý nghĩa của Khổng Giáo, của chữ trung, chữ nghĩa , nhưng cha chú trọng nhất là mở mang kiến thức, luôn học hỏi, sẵn sàng lắng nghe và tìm hiểu đón nhận. Năm 80 tuổi cha vẫn còn mở sách toán để học laị. Cha biết 6 sinh ngữ, và luôn trau dồi. Trứơc khi vào nhà thương con dọn dẹp cất quyển văn phạm Spanish đi, cha la con, cha nói để đó cha còn ôn lại để khi đi nghỉ hè Mexico còn nói được. Khi nào bên ghế cha cũng có tự điển tiếng Nga, tiếng Tàu, cha ôn đi ôn lại cho khỏi quên. Gặp ngừơi suy nghĩ khác cha, cha sẵn sàng nghe rồi phân tách kỹ trứoc khi chấp nhận hoặc từ bỏ. Con sẽ theo gương cha gắng học hỏi suốt đời.
Về tình cảm, lý tửơng yêu nứơc của cha là tấm gương dạy cho con yêu quê hương xứ sở. Cha cũng là tấm gương dạ̣y cho con nhớ đến đại gia đình Nguyễn Phước khắp bốn phương , và dạy cho con luôn quý mến bạn bè. Cha dạy cho con giữ vững lập trừơng, nhưng sống sao cho ôn hoà và biết tôn trọng ý kiến ngừơi khác. Cha nói con phải biết nhớ ơn, từ nhớ ơn xứ Canada đã nhận mình làm công dân, cho đến nhớ ơn thầy giáo, bạn bè và những người đã giúp đỡ gia đình mình từ cả mấy mươi năm trước. Lúc ở nhà thương bạn bè đến thăm, Cha nói mọi người thăm làm sao trả lại, đó là một câu nói biểu tượng cho cách cha sống.
Cha có cái đặc biệt là giữ đựơc liên lạc với những người bạn thời niên thiếu và cả đời rất quý bạn. Có người bạn nào khuyên giúp gì cha điều gì thì cha cứ nhắc con , rồi bây giờ nhắc cháu nữa, phải nhớ ơn tình, tuy trong đời sống hàng ngày với gia đình cha là người ít nói và ít biểu lộ tình cảm.
Những bạn bè, đồng nghiệp, các bác các cô chú đồng chí hướng, các anh chị cựu sinh viên đai học, các giáo sư, ký giả và sử gia ngoaị quốc mấy lâu nay thơ từ thăm hỏi cha, con rất buồn khi phải đưa tin cha không khoẻ, và buồn hơn nữa lúc báo tin cha mất rồi, nhưng con rất mừng là bắt đựoc nhịp cầu thân tình với tất cả những người thương quý cha.
Con xin phép cha đọc bài cha mới viết trước khi vào nhà thương về bác Vĩnh Bang, một người bạn rất thân của cha, mới viết trước khi bệnh, vì cha sợ con quên ơn và quên giữ thân tình với bạn cha hay con cháu những người bạn tốt cuả cha.
TÌNH BẠN
Vĩnh Bang
Năm nay, 2014, tui 90 tuổi. Phần lớn thời gian này – hơn 70 năm – tui sống ở ngoại quốc, và nói về bạn bè, anh Vĩnh Bang là người bạn thân nhất, bền nhất, tốt nhất, của tui. Mối tình bạn đó kéo dài từ 1952, năm tui đến Genève, Thụy Sỹ, đến năm 2002, năm anh ấy mất, cũng tại Genève – 50 năm.
Anh Bang đồng hương, đồng họ, anh với tui là người Huế; anh ở xóm Vỹ Dạ ,dưới Cầu Tràng Tiền, tui ở xóm Phường Đúc, trên Cầu Tràng Tiền, đồng là Nguyễn Phước. đồng theo lý tưởng Hướng Đao, và đồng hoàn cảnh tha hương tránh cộng sản, và có lẽ bản tính giống nhau – không thích gây sự….Trong suốt hơn 50 năm, chúng tôi không hề cãi cọ, giận hờn nhau, chỉ trích, trách móc nhau, lúc nào gặp nhau cũng vui vẻ. Ngay cả trong vụ xáo trộn 1963, tuy rằng anh ấy theo Đại Việt và phe Phật Giáo cực đoan và tui theo ông Ngô Đình Diệm, chúng tôi không hề tranh cãi nhau về chính trị hay tôn giáo.
Gia đình anh Bang coi tui như người gia đình, và đối xử với tui như người gia đình: đến chơi không cần báo trước; đến chơi thì cơm nước tươm tất; ở nhiều ngày, hay lâu hơn – có khi cả tháng -- vẩn có phòng ốc chu đáo; sau này con gái tui, Thùy Lan, cũng được tiếp đãi như thế lúc sang Genève học Trường Sinh Ngữ. Đăc biệt là vào các dịp kỵ giỗ và Tết thì khi nào cũng có tui.
Các con của anh Bang đối với tui cũng rất thân tình. Thúy, con út, lấy chồng Anh, ở London, thường mời tui về nhà ở khi tui viếng London. Và năm vừa rồi nhân dịp thăm con trai làm việc ở Montréal, có lên Ottawa thăm Gia đình tui và hứa năm nay sẻ đến nữa.
Tui kể chuyện tình bạn với anh Bang vì nó cũng khá đặc biệt và đáng ghi trong cuộc đời của tui.
Tôn Thất Thiện
Đó là tình cảm của cha năm 90 tuổi đó, dành cho không biết bao nhiêu người bạn thân tình mấy mươi năm trời...
Trước khi ngừng Lan xin cám ớn tất cả các bác, các cô chú, anh chị, đặc biệt là gia đình đaị học Vạn Hạnh và bạn bè đã viết những lá thơ thật cảm động đầy chân tình, đã điện thoaị hoặc đến viếng thăm cha Lan lúc đau ốm, và đã đến chia buồn với gia đình Lan hôm nay. Lan cũng xin cám ơn tất cả các bạn đã nâng đỡ tinh thần, giúp đỡ gia đình Lan trong lúc cha Lan đau ốm mấy tháng vừa qua, từ chuyện vào bệnh viện ngồi với ông để ông không lúc nào một mình, đến chuyện giúp đỡ Lan trong việc tang lễ hôm nay.
Eulogy for my father in law
I knew about my father in law back in Vietnam when I was 11 years old. Back then he was a famous Minister of Communications in South Vietnam. I remembered I used to challenge my friends to name someone's title and name that start with 7 letter T's: Tổng Trưởng Thông Tin Tôn Thất Thiện (Minister of Communication Tôn Thất Thiện).
Fast forward 22 years later, fate decided that I became his son in law in 1990. Then in 1992 my father and mother in law retired and decided to move to Ottawa with us. We bought a large lot on Britannia Road, divided it into two and built two houses next to each other. We have been there ever since and my father in law came over every day for dinner, shared a bottle of wine with me and visited the grandchildren. We talked about many things during dinner and wine over those 22 years. I have learned many things from him: politics, Vietnamese history, languages, economics, and world affairs in general. I was glad to have those conversations with him as these are the subjects that I would need someone like him to teach and guide me.
Over the years, we shared many good times together: vacation in the US, the Caribbean, Mexico, and Europe, skiing, snorkeling, and fishing. I even went on a solo trip to Australia with him.
He went to the hospital a month ago, could not recover then passed away peacefully at home. During his last days I felt very sad, as sad as when my own father passed away. At first I didn't know why but then I realized that he was much more than a father in law to me. He was also a very close older wiser friend who shared dinner and wine with me every day for 22 years. How would I be able to find someone to share a bottle of wine with me every day for the next 22 years?
When he was in hospital I wrote a song in Vietnamese for him, recorded and let him listen to it. He liked it, said it is true and asked me to send it to his Van Hanh university students. The song is about his family, his life, his care for his country Vietnam, and his only regret in life of not being able to turn Vietnam into a fully free and developed country like Canada. I will now read the translated lyrics of the song.
My Father Tôn Thất Thiện
My father is not my birth father. My father is my father in law.
Ông ngoại is what the grandchildren call him. The whole family love ông ngoại.
My father is a deep thinker. All his life is devoted to his country and his work is never done.
He barely notices daily life or events. He only worries about the destiny of his country, about when his country would find true freedom and peace.
Ông ngoại ơi, ông ngoại ơi, the grandchildren are calling you
Ông ngoại ơi, ông ngoại ơi, the grandchildren love you.
Ông ngoại ơi, ông ngoại ơi, come visit the grandchildren.
Ông ngoại ơi, ông ngoại ơi, have dinner with your children and grandchildren.
My father often writes. Concerns from his heart are turned into written words.
Anxieties about his country turn into nightly dreams. All his life he wished for a truly free and peaceful country in the future.
My father is growing old and weak. This year he is ninety year old.
If tomorrow he passes away. Who will shoulder his country’s burdens and follow through with his vows?
Rivers and mountains still remember his vows
Until his homeland is fully free and developed, his soul will still be deeply thinking of ways to improve it.
To end this eulogy, I would like to say that now he has passed away. He has given all to his homeland and mankind. Please join me to wish him peace and happiness in heaven
Điếu văn cho cha vợ tôi
Tôi biết về cha vợ tôi ở Việt Nam khi tôi 11 tuổi. Lúc đó ông là một bộ trưỡng nổi tiếng của truyền thông ở Nam Việt Nam. Tôi nhớ tôi đã thường thách thức bạn bè của tôi lúc đó đố họ có thể nêu lên chức và tên của một ai đó bắt đầu với 7 chữ T. Đó là Tổng Trưởng Thông Tin Tôn Thất Thiện.
Chuyển tiếp 22 năm sau số phận định rằng tôi trở thành con rễ của ông vào năm 1990. Sau đó, vào năm 1992 cha mẹ vợ tôi đã nghỉ hưu và quyết định dọn về Ottawa với chúng tôi. Chúng tôi mua một lô đất rộng lớn ở Britannia Road chia nó thành hai và xây dựng hai căn nhà bên cạnh nhau. Chúng tôi đã ở đấy từ đó và cha vợ tôi sang nhà tôi mỗi ngày để ăn cơm tối, chia sẻ một chai rượu vang với tôi và thăm các cháu.Ông và tôi nói về nhiều điều trong bữa cơm tối và rượu hơn những 22 năm. Tôi đã học được rất nhiều điều từ ông: chính trị, lịch sử Việt Nam, ngôn ngữ, kinh tế và các vấn đề thế giới nói chung. Tôi rất vui được có những cuộc nói chuyện này với ông vì đây là những điều mà tôi cần một người như ông giảng dạy và hướng dẫn cho tôi.
Trong những năm qua, chúng tôi chia sẻ nhiều giây phúc êm đẹp với nhau: đi nghỉ hè ở Mỹ, vùng Caribbean, Mexico, và châu Âu, thêm vào đi trượt tuyết, bơi lặn, và câu cá. Tôi thậm chí đã đi một chuyến du lịch solo ở Úc Châu với ông.
Ông vào bệnh viện cách đây một tháng, không phục hồi được và sau đó đã qua đời một cách êm đềm ở tại nhà. Trong những ngày cuối cùng của ông, tôi cảm thấy rất buồn, buồn như khi cha của tôi qua đời. Lúc đầu, tôi không biết tại sao nhưng sau đó tôi nhận ra rằng ông là nhiều hơn một người cha vợ đối với tôi. Đối với tôi ông cũng còn là một người bạn thâm niên rất thân thiết đã từng chia sẻ những bữa ăn tối và chai rượu với tôi mỗi ngày trong 22 năm. Làm thế nào tôi có thể tìm thấy được một người nào đó để chia sẻ một chai rượu vang với tôi mỗi ngày trong 22 năm tới?
Khi còn ở trong bệnh viện, tôi đã viết một bài hát bằng tiếng Việt cho ông tựa là Cha Tôi Tôn Thất Thiện. Tôi thâu ra và cho ông nghe. Ông thích bài hát đó, nói nó tượng trưng đúng đời của ông và yêu cầu tôi gửi cho học trò của ông ở đại học Vạn Hạnh. Bài hát nói về gia đình, cuộc sống của ông, chăm sóc về đất nước Việt Nam của ông, và hối tiếc duy nhất của ông trong cuộc sống là không có khả năng để biến Việt Nam thành một quốc gia hoàn toàn tự do và phát triển như Canada. Để kết thúc bài điếu văn này bây giờ tôi xin được đọc lời của bài hát đó.
Cha Tôi Tôn Thất Thiện
Cha tôi không phải là bố ruột. Cha tôi là nhạc phụ của tôi.
Ông ngoại là tên con cháu gọi. Ông ngoại trong nhà con cháu thương.
Cha tôi cả cuộc đời tư lự. Chuyện nước suốt đời vẫn chưa xong.
Chuyện đời ông ít khi để ý. Chỉ lo vận mạng nước an bình.
Ông ngoại ơi, ông ngoại ơi, con cháu gọi.
Ông ngoại ơi, ông ngoại ơi, con cháu thương.
Ông ngoại ơi, ông ngoại ơi, qua thăm cháu.
Ông ngoại ơi, ông ngoại ơi, ăn với con
Cha tôi vẫn thường hay viết lách. Chuyện nước trong tim viết thành lời.
Vận nước âu lo đêm thành mộng. Mong nước ngày sau sẽ an lành.
Cha tôi ngày càng thêm già yếu. Năm nay tuổi cũng đã chín tuần.
Nếu mai ông về bên tiên thế. Biết lấy ai lo vận nước, lời thề?
Nước non sầu nhớ lời thề.
Núi sông chưa ổn muôn bề lo toan.
Bây giờ ông đã ra đi, ông đã trã hết nợ với nước non và loài người. Xin mọi người hãy cùng tôi cầu mong ông được an lành trên tiên giới.
Điếu văn cháu viết cho chú
NGẪM
( con gửi chú- người cha thứ hai của con)
*
ngồi đây ngẫm chuyện công hầu
Gửi Em và Gia Đình
( Con viết giùm Chú cho Thím Vân và gia đình các em Minou- Hùng và gia đình Nội Ngoại )
nằm nghe, nhắm mắt, trời ơi
ta đi, người ở lại, ngồi khóc ta
ta đi, Em trông chừng nhà
trông con, trông cháu giùm ta nhé Mình
*
ta về, trước mặt bình mình
có cha, có mẹ anh em họ hàng
nhìn Em, hàng lệ đa mang
xốn xang lắm cũng chỉ đành lặng thinh
*
biết lần đi, lần tiễn hành
về nguồn cát bụi cõi trên vĩnh hằng
xin chào tất cả thân thương
hẹn ngày tái ngộ cữu trùng mai sau
đông hương
Điếu văn học trò viết cho thầy
Thầy ơi,
Hôm Thầy vào bệnh viện, Chị Lan có gửi email riêng cho con hay về tình trạng sức khỏe của Thầy. Qua email, con biết là Thầy sắp sửa bắt đầu một hành trình mới. Hôm nay Chị Lan gửi cho con một email nữa báo tin Thầy đã ra đi.
Con có chút ít hiểu biết về đạo Phật nên con biết lẽ sinh tử là một chuyện đương nhiên của một đời người. Nghìn năm trước, Ngài Vạn Hạnh đã dạy “ Thân như điện ảnh hữu hoàn vô”. Gần với chúng con hơn, Thầy Mãn Gíác, tức Thi sĩ Huyền Không, cũng đã dạy chúng con là đời người chỉ là “ Ta Từ Sinh Tử Về chơi”, cho nên con biết, giờ đây, Thầy chỉ tạm gỉa từ tấm thân Tứ Đại để nhẹ bước ra đi.
Tin Thầy đã thật sự lên đường làm con bỗng thấy trong lòng có một nỗi buồn khó tả. Con không buồn vi sự ra đi của Thầy, mà buồn vì từ nay mất đi một người Thầy đã dẫn đường cho con trong gần 50 chục năm qua. Ngồi trước máy vi tính chuẩn bị gửi email cho chị Lan, con bỗng nhớ lại những ngaỳ xưa cũ..
Lúc con mới ra đời, con may mắn được Thầy nhận vào làm việc tại Phân Khoa Khoa Học Xã Hội. Văn phòng lúc đó chỉ có cô Cứ, con, và một anh Phụ khảo mà nay con đã quên tên. Thầy đã hướng dẫn, giúp đỡ, bảo vệ chúng con, không phaỉ như một người xếp, mà Thầy đối với chúng con như một người cha, một người huynh trưởng, lúc nào cũng thương mến nhân viên của mình.
Thầy còn nhớ cái ngày mà một sinh viên vào văn phòng nhờ tụi con truy lục giấy tờ cá nhân của anh ta nộp tại Phân khoa không? Vì Anh ta phải đợi hơi lâu nên anh ta lớn tiếng nói là nhân viên lãnh lương là nhờ vào tiền đóng học phí của sinh viên mà làm việc không sốt sắng, anh ta đâu biết rằng Phân Khoa cả mấy ngàn sinh viên mà lúc đó nhân viên chỉ có vài người.
Trong lúc chúng con chưa biết hành xử ra sao thì Thầy từ trong phòng đi ra và Thầy hỏi “Câu học khóa mấy, ban gì? tại sao cậu dám la lối các Cô trong văn phòng của tôi, chính tôi chưa bao giờ lớn tiếng với các Cô ấy. Tiền học của cậu đóng không đủ để trả tiền các Giáo sư chứ đừng nói tới chuyện trả tiền nhân viên. Cậu không thích trường này thì cậu đi học trưòng khác đi. “
Sự can thiệp đúng lúc của Thầy làm cho người sinh viên đó vội vàng xin lỗi Thầy và xin lỗi các nhân viên trong văn phòng mình. Thầy biết không, anh em chúng con nháy mắt nhìn nhau như ngầm nói rằng.. đáng đời kẻ hung hăng.
Còn một chuyện nữa con muốn kể lại để Thầy nghe. Thầy có nhớ hồi Thầy làm Bộ Trưởng Bộ Thông Tin không? Hồi đó báo chí gọi Thầy là Ông Bảy T đó (Bảy T = Tổng Trưởng Thông Tin Tôn Thất Thiện). Thầy viết trên danh thiếp của Thầy chỉ thị cho nhân viên tại Bộ Thông Tin cho con gặp Thầy mỗi khi con qua báo cáo về công việc của Phân Khoa mà không phải chờ đơị. Lần đầu con qua , vào gặp môt Ông ngồi bàn giấy ngay bên ngoài phòng của Thầy, con chẳng biết Ông ta chức vụ gì, nhưng con đoán có lẽ Ông là Chánh văn phòng, con nói xin gặp Thầy. Thấy vẻ mặt Ông có chút lạnh lùng nên con bỗng nổi tính tinh nghịch, không đưa danh thiệp của Thầy ra , nên Ông ta cho con ngồi đợi khá lâu. Mãi một lúc sau Thầy trong văn phòng đi ra thấy con ngồi đợi, Thầy hỏi tại sao không vào gặp Thầy ngay mà phải ngôi đợi, con phải nói dối là con vừa mới tới. Từ đó về sau, mỗi lần con qua Bộ Thông Tin để gặp Thầy, Ông ấy rất niềm nở với con.
Anh em chúng con còn rất nhiều kỷ niệm khác với Thầy, về tình thương mến của Thầy đối với chúng con. Chúng con ít khi thấy Thầy nở nụ cười trên môi, nhưng ánh mắt của Thầy nhìn chúng con, một cái nhìn vừa chứa đựng nét bao dung, vừa có phần nghiêm nghị. Chính sự nghiêm nghị song hành với nét bao dung ấy đã hưóng dẫn chúng con biết cách hành xử trong gần nửa thế kỷ vừa qua.
Chúng con vì ở qúa xa nên không đến để tiễn Thầy đi, nên chúng con xin thành tâm khấn nguyện hương linh Thầy sớm về miền lạc cảnh.
Chúng con đồng Kính bái hương linh Thầy.
Các cựu nhân viên của Thầy
Lê Văn Tư, Phạm Diểm Tuyết Arizona
Nguyễn Thị Cứ - Orange County – California.
Khóc Thầy
Bốn mươi năm chẳn, Âm Dung hằng sống mãi.
Ngàn thu vĩnh biệt,Tử Đệ khóc biệt Thầy.
Học trò Dương tùng vân/sydney kính điếu.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Kính thưa Cô và toàn thể tang quyến,
Dù đã biết được Thầy Tôn Thất Thiện lâm trọng bệnh hơn tuần nay, nhưng tin Thầy ra đi đã đem đến cho chúng con một mất mát lớn lao.
Thầy dù ở xa, Otawa, Canada, nhưng Thầy luôn quan tâm đến những sinh hoạt của các học trò Đại học Vạn
Hạnh.
Những năm còn đầy đủ sức khoẻ, Thầy luôn có mặt trong các kỳ họp đại hội tại California, Hoa Kỳ. Trước kia đại hội được quy định tổ chức mỗi 4 năm một lần, sau này đổi lại mỗi 2 năm một lần để học trò và quý thầy cô có nhiều dịp gặp nhau hơn. Trong những buổi họp mặt, Thầy luôn nhắn nhủ anh chị em Vạn Hạnh cố gắng tự chế những dị biệt cá nhân, cùng nhau sống vui, thân ái.
Những năm gầy đây do sức khoẻ yếu kém, bác sĩ không cho phép đi xa, Thầy không đến tham dự họp mặt như trước nhưng vẫn
nhiệt tình theo dõi tin tức và viết thư khuyến khích trong các buổi tổ chức đi bộ gây quỹ giúp cho các trẻ em nghèo hiếu học tại quê nhà, tiếng
Anh gọi là Walkathon mà Thầy hay nói đùa là đi cà tỏn.
Gần đây nhất, trong những ngày chuẩn bị cho buổi đi bộ Walkathon 2014 tại Huntington beach Orange County miền nam California, Thầy đã viết: “Tôi tuy sắp “sụm” nhưng thấy anh chị em nhắc đến “Thầy Thiện”, và nhất là “Từ Bi Hỉ Xả” và “Tuệ” thì tôi rất vui…biết mình đã dẩn anh chị em đi đúng đường Chánh Đạo.” Đọc thư Thầy gửi mà nghe lòng ấm áp, cảm xúc dâng
tràn. Mỗi khi viết thư Thầy thường tự xưng là ông già lẩn thẩn.
Thầy ơi, chúng con rất cần những người lẩn thẩn đầy nhiệt tình như thầy để hổ
trợ cho chúng con trên những bước đường sắp tới. Mỗi lời, mỗi cử chỉ chia sẻ, nhắc nhở, góp ý của mỗi thầy cô là một động lực nâng cao tinh thần tương thân tương trợ của chúng con đối với gia đình, bè bạn, tôn trưởng, và cộng đồng xã hội. Quí thầy cô truyền thừa lại cho chúng con tinh thần Duy tuệ thị nghiệp, Tự do, Chân lý, và Nhân tính. Chúng con nguyện sẽ truyền thừa tinh thần này lại cho thế hệ con cháu của chúng con.
Ngày nay, mặc dù Thầy đã đi xa, nhưng lời dặn dò của Thầy chúng con nguyện luôn ghi khắc. Thân xác Thầy đã về với cát bụi, nhưng tư cách khả kính đầy tình thương yêu của Thầy luôn mãi hiện diện trong chúng con.
Cầu nguyện cho hương linh Thầy được thanh thoát nơi cõi Tịnh. Thành kính chia buồn cùng Cô, hai em Tiết Hùng&Thùy Lan, các cháu và toàn thể tang quyến.
Hai con,
Nguyễn Thanh Xuân/Võ Thị Nữ