9. Shopping tại Manila

29 Tháng Chín 200412:00 SA(Xem: 18215)
9. Shopping tại Manila

7 giờ 30 tối, 17-10-2003. Nhà ngủ Copacabana, Pasay, Manila

Sau buổi họp, tôi mượn máy vi tính của 2 cô Linh và Liễu, thiện nguyện viên của văn phòng để xem tin tức trên trang nhà Việt Báo, Người Việt hay BBC, RFA, VOA  v v v và xem e-mail . Sau đó tôi xin mấy bài của anh Hoàng Khởi Phong và Nguyễn Ngân viết về chuyến đi đăng trên web site http://hoahao.org cùng với hình ảnh đã chụp. Như vậy trang nhà tôi đặng bài trước Vietbao một ngày.

Linh và Liễu cho biết công việc của 2 cô là làm hồ sơ cho đồng bào như giấy khai sanh, giấy khám sức khoẻ v.v. Sau giờ làm việc các cô đến bệnh viện hay trường học để bán nữ trang như dây chuyền, bông tai, nhẫn, đồng hồ, giầy, dép... Phần nhiều là bán chịu. Khi khách hàng lãnh lương thì họ trả góp từ từ. Trước kia các cô mướn chỗ ngồi bán ngoài trời bên lề đường. Sau bi đuổi hoài nên mới đi bán dạo. Dáng của 2 co6 gái Việt trên đất Phi đầu gầy gầy và tánh tình nhỏ nhẹ, dễ thương.

Tôi nhờ Nhân, thiện nguyện viên và Hiếu, cô bạn của anh đưa đi shopping mua quà cho gia đình. Từ khu Pasay đi xe Jeepney đến nhà ga MRT (Metro Manila Transportation) mỗi người  4 peso. Từ nhà ga đến khu Ortega mỗi người 12 peso 30 xu. Nếu đi xe bus tốn 10 peso, nhưng lâu hơn 1 giờ nếu không bị kẹt xe. Còn đi xe lửa chỉ 30 phút. Khi chúng tôi xuống xe lửa ở Ortega, thì nhằm lúc tan sở. người ta đi dông như kiến, tôi phải nắm tay Hiền để không bị lạc. Ở các cửa nhà ga đầu có nhân viên an ninh cầm chiếc đủa dài xom vào bóp các bà lục soát.

Chúng tôi vào khu SM (Shoes Smart) Mega Mall. Tên cửa hàng do ông chủ một hãng đóng giày đặt. Khi hãng của ông phát triển lớn mạnh thì ông biến nó thành cửa hàng lớn bán đủ loại đồ như quần áo, đồ dùng .... Cửa hàng ở đây khá lớn với nhiều tầng lầu và nhiều tiệm nhỏ.Hàng nội địa khá nhiều. Bạn hàng đổ đống trên những bàn dài kê giữa đường đi. Vì Phi đã được tây phương hóa nhiều đời nên không có những loại quần áo có sắc thái đặc biệt để mua làm quà hay để mặc như ở Thái Lan, Cao Miên hay Tàu. Họ chỉ có sơ mi đàn ông có thêu hai hàng trước ngực hay áo đàn bà để mặc đi dạ tiệc. Tất cả đều bằng loại hàng thật mỏng.

Tôi tỏ ý muốn đãi Nhân và Hiền buổi cơm chiều để kỷ niệm, nên Nhân đưa tôi ăn lẩu đồ biển ở tiệm Tong Yang Hot Pot trên tầng lầu nhì. Tiệm khá lớn. Mỗi bàn đều có lò với một chảo sắt. Trên chảo có một nồi nước súp. Bên phía trong tiệm có một bàn dài 2 tầng để đủ loại rau cải tươi, và thịt cá đồ biển. Nếu ăn nhún thì bỏ thịt cá vào nồi, còn muốn nướng thì chế dầu lên chảo và bỏ hành tỏi, ướp thịt cá với nước xốt rồi nướng trên chảo.

Nhân bảo thỉnh thoảng anh và các bạn đến ăn mấy giờ đồng hồ, cho đến no thì thôi. Nhân ở vùng Cubao Quezon City cách nơi này khoảng 15 phút. Hiếu ở đảo cách đây 6 tiếng xe bus. Vùng phiá Bắc của phi gọi là Luzon, ở giữa là Visaya, miền Nam là Midanao.

Hiếu qua Phi năm 1989. Gia đình đã đi định cư hết, chỉ còn lại một mình vì lúc đó cô dưới 18 tuổi. Anh cô ra đi với diện tôn giáo và gởi tiền qua cho cô đi học. Năm nay Hiếu học Computeur Science năm thứ  4. Trường của Hiếu có cấp chứng chỉ nhưng vì cô là người Việt nên bằng cấp không có giá trị và khi đi làm dễ bị đuổi việc. Cô cho biết tiền học taại Phi 400 MK cho một khóa 5 tháng và mỗi năm có 2 khóa học.

Nhân là người công giáo cũng qua Phi năm 1989. Trước anh có làm cho nhà hàng của CADP trong làng Việt Nam, nhưng làm việc lâu mà không được lên lương nên anh ra ngoài kiếm sống. Anh ra ngoài thì không còn được cấp nhà ở trong làng. Anh cho biết trong trại cũ có lò làm nước mắm. Khi trại bị dẹp thì lò được dời ra phố nhưng sau cùng phải đóng cửa vì không có nơi tiêu thụ. Về lò bánh mì trong làng vì không cạnh tranh được với người Việt bên ngoài nên cuối cùng cũng phải dẹp luôn. Riêng nhà hàng ngay cửa trại thì kể từ năm 2000 rất vắng khách.

Nhân cho biết nhà trong làng lót nền xi măng, vách dừng bằng loại tre nhỏ lồ ô đập dẹp đan lại thành những tấp cót. Nóc nhà cũng bằng tre cắt ngắn xếp lớp lên. hai lớp tre thì một lớp plastic chồng lên. Sau bị hư hỏng nên người trong làng mới mua lá dừa lợp lên. Nhà trống không có bàn ghế. Một năm sau khi cất thì vách tre bị mọt ăn nên đổ bụi rất dơ.

Tại Manila có chương trình đài phát thanh công giáo Việt ngữ do đức ông Nguyễn Văn Tài làm giám đốc. Nhân tỏ ý bất mãn về việc hôm LS Trịnh Hội tổ chức buổi nói chuyện với Đức Tổng giám Mục Ramond Anguilles với đồng bào tị nạn, sơ Triú đã lấy micro tự ý làm MC không cho LS Hội nói chuyện. Anh cho rằng việc xảy ra đã khiến nhiều đồng bào có mặt mất niềm tin nơi cơ quan CADP.

Chúng tôi ra về khá trễ nên phải nhanh chân để Hiền và Nhân không bị trễ chuyến xe cuối về nhà. Đường vắng, hai em không nỡ để tôi đi bộ một mình nên chúng tôi phải đi bằng xe Taxi cho nhanh hơn từ văn phòng về nhà ngủ.

Nhà ngủ vắng. Bên kia đường chỉ tiệm mì còn mở cửa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Chín 2004(Xem: 41642)
1,863,880