12- Vietnet, con đường trở về nguồn (NV, 9- 4- 92)

29 Tháng Chín 200412:00 SA(Xem: 20427)
12- Vietnet, con đường trở về nguồn (NV, 9- 4- 92)
- "Tôi nghĩ Vietnet là một phương tiện rất hay vì nó khiến những người trẻ tuổi trở về với nguồn cội Việt Nam".
Anh Nguyễn Anh Tùng, kỹ sư của hãng Apple Computer, Inc tại Campell, California đã đưa ra nhận xét như trên trong buổi mạn đàm giữa cộng đồng Việt Nam Tự Do tại Nữu Ước và các ký giả miền Tây Hoa Kỳ tại tiệm Saigon Khu Chợ Tàu Nữu Ước.
Anh Tùng là chủ tịch ban thường vụ phong trào NO HO, anh đến Nữu Ước với anh Đặng Thiên Sơn, phó chủ tịch. Cùng đi với các anh có ký giả Ngọc Chương của nhật báo Thời Báo tại San Jose.

Khắp thế giới
Anh Nguyễn Thanh Tùng là thành viên của hệ thống Vietnet và Social Cultural Vietnamese. Theo anh đây là hệ thống điện toán được thiết lập cách đây vài năm.
Khởi đầu chỉ có vài chục thành viên nhưng hiện nay đã lên đến 600 người. Phần nhiều là sinh viên, chuyên viên làm việc tại các hãng điện tử lớn trên khắp thế giới hoặc nhân viên của các đại học hoặc chính quyền các nước. Có một số sinh viên miền Đông, hoặc miền Bắc Cali như Berkley hay miền Nam như U.C. Irvine.

Dùng Anh ngữ
- "Các thành viên có thể viết bằng Anh ngữ hay Việt ngữ. Họ có quy luật riêng về dấu nếu viết bằng tiếng Việt. Thí dụ như chữ đa thì viết bằng hai chữ d. Đa số viết bằng tiếng Anh vì lười viết tiếng Việt. Thành viên khoảng 30 tuổi mới viết tiếng Việt. Còn sinh viên dưới 30, 20 tuổi họ viết toàn bằng tiếng Anh."
Hệ thống Vietnet có nhiều khía cạnh để nói. Thí dụ như văn hóa, chính trị, tin tức trao đổi cho nhau giữa các cộng đồng khắp nơi trên thế giới.
Sự tranh cãi sôi nổi nhất của các thành viên là tranh cãi về chính trị. Đủ mọi vấn đề như bang giao Mỹ Việt. Cách đây vài năm thì vấn đề trăm hoa đua nở trên quê hương của nhà văn Nhật Tiến đã gây ra sự tranh luận rất sôi nổi. Hoặc Bùi Tín. Tóm lại là các vấn đề thời sự nóng bỏng.
Điểm đặc biệt của Vietnet là một ý kiến đưa ra thì chỉ 15 phút sau sẽ có phản ứng hiện lên tranh luận của các thành viên khắp thế giới. Thành ra cuộc tranh luận rất đặc sắc có rất nhiều ý kiến hay, độc đáo.

Diễn đàn tự do
Đáp câu hỏi Vietnet đã thành một tổ chức gì chưa thì anh Tùng đáp.
- "Nó không là một tổ chức mà nó trở thành một D nơi mà mọi người có thể phát biểu ý kiến của mình. Nó tự do hơn cả báo chí. Họ có thể nói "bất cứ cái gì" họ muốn.
Vì họ có thể dùng tên thật hoặc ký hiệu nên không biết họ là ai cả. Họ không sợ bị trả thù hay bất cứ việc gì. Họ nói thẳng tất cả những ý nghĩ của họ. Nếu muốn biết ý nghĩ của giới trẻ, thanh niên thì Vietnet là một phương tiện hay nhất".
Anh Tùng cho biết thêm trong số 600 thành viên thì có từ 10 đến 20 người ngoại quốc. Về vấn đề văn hóa xã hội Việt Nam thì hệ thống Vietnet là một hệ thống trẻ với đa số là thành viên Việt Nam. Hệ thống này đi khắp thế giới, có cả Tàu, Nhật Bản, Trung Hoa, Mỹ v.v... thảo luận về vấn đề Việt Nam.
Điểm đặc sắc là một ngày có khoảng 10.000 người đọc. Bài nói về Việt Nam nhưng đánh bằng tiếng Anh để cho các chuyên viên ngoại quốc đọc.

Rất hữu hiệu
Đáp câu hỏi phong trào No Ho có dùng hệ thống Vietnet không thì kỹ sư Tùng cười đáp: -"Một số anh em của chúng tôi là thành viên của Vietnet. Anh Nguyễn Quang Định là người phụ trách loan báo các tin tức về No Ho trên hệ thống này."
Anh Tùng cũng cho biết thêm là anh biết tổ chức S.O.S. tại Washington D.C. qua hệ thống Vietnet. Anh nói.
- "Anh Nguyễn Đình Thắng rất kiên nhẫn. Anh ấy đăng đi đăng lại Bulletin của S.O.S. hoài. Anh đăng những tin tức về tị nạn, việc Hồng Kông cưỡng bức hồi hương hoài. Thành ra người ta cứ đọc đi đọc lại mãi. Tôi thấy dự án Lavas rất hay vì vấn đề người tị nạn phải được giải quyết bằng pháp lý. Vì vậy chúng tôi đã đứng ra giúp các anh ấy gây quỹ cho Lavas được mấy ngàn. Sau đó thì đến các anh chị em sinh viên miền Nam Cali tổ chức đi bộ rất thành công."

Liên minh Dân chủ
Ngồi cạnh hai anh No Ho là ông Nguyễn Văn Thiện, một trong tám vị lãnh đạo Đoàn thể Liên minh Dân chủ sau khi ông Nguyễn Ngọc Huy mất. Đáp câu hỏi có gặp khó khăn không, ông đáp.
Trong đoàn thể chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Huy là người lãnh đạo mà mọi người đều thương mến và kính nể. Khi ra đi ông Huy có để lại một tinh thần dân chủ. Theo ý ông để lại cho chúng tôi thi hành thì tám anh em mà ông chỉ định chịu trách nhiệm mỗi nơi.
Thí dụ bên Âu Châu, đại diện trước đó là dược sĩ Thái Tường. Sau này là Bác sĩ Nguyễn Quốc Nam. Bên Gia Nã Đại có anh Ngô Công Hải. Bên Úc Châu có anh Trần Công Quảng và anh em vừa mới bầu lại một người khác.
Tại Mỹ chúng tôi chia ra làm ba vùng: vùng Đông Bắc, Đông Nam và vùng Tây Hoa Kỳ. Anh Hoa Thế Nhân, vùng Nam Cali, Los Angeles. Còn ở Đông Nam có anh Lê Phát Minh tại Houston Texas. Ở Đông Bắc là tôi.
Ngoài ra có hai anh phụ trách nhân quyền là anh Lê Tấn Trạng và anh Cao Minh Châu lo về thông tin ở California.
Tám anh em chúng tôi lãnh đạo đoàn thể Liên minh Dân chủ. Mọi chuyện chúng tôi giải quyết chung theo tinh thần dân chủ tức thiểu số theo đa số. Những gì quan trọng mới đưa chúng tôi giải quyết, còn việc thường như sinh hoạt thì mỗi anh đại diện của mỗi vùng chịu trách nhiệm, điều động anh em tại chỗ.
Điểm chúng tôi cố gắng làm thứ nhất là đoàn kết tất cả các đoàn thể chánh trị ngồi chung nhau lại để tìm một đường lối hay giải pháp nào để thống nhất hóa cuộc tranh đấu của mình lật đổ Cộng sản.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Chín 2004(Xem: 41533)
1,863,880