I- Ý Nghĩa và Sứ Mệnh Của Đại Học Vạn Hạnh

30 Tháng Năm 200612:00 SA(Xem: 20064)
I- Ý Nghĩa và Sứ Mệnh Của Đại Học Vạn Hạnh

vanhanhxayxong-content

Hình : Viện Đại Học Vạn Hạnh


" Viện Đại Học Vạn Hạnh là một viện đại học của Phật giáo, nhưng điều đó không có nghiã là sinh viên Vạn Hạnh chỉ gồm toàn những Phật tử. Hơn nữa, Viện Đại Học Vạn Hạnh không phải chỉ là nơi để đào tạo các tu sĩ như một số người đã lầm tưởng."

Thượng tọa Viện trưởng Thích Minh Châu đã nói như trên trong dịp tiếp xúc với chúng tôi trước ngày Thượng tọa lên đường sang Hoa Kỳ tham dự hội nghị các Viện trưởng Đại học Việt Nam do lời mời của Viện Đại học Wisconsin (1970).

Trong căn phòng làm việc được trang trú bằng màu xanh lá cây gây một cảm giác nhẹ nhàng và tươi mát, Thượng tọa Viện trưởng đã dành cho chúng tôi 40 phút để tìm hiểu về Viện Đại học Vạn Hạnh nhằm mục đích giới thiệu với các sinh viên về đường lối giáo dục, về tổ chức, cũng như về mọi sinh hoạt của một Viện Đại học Phật Giáo đầu tiên tại Việt Nam mà bấy lâu nay nhiều người chưa có cơ hội biết rõ.


Chính thức thành lập từ năm 1964, Viện Đại học Phật Giáo đầu tiên tại Việt Nam mang tên một nhà sư sáng suốt nhất được kính nể nhất của thời nhà Lý, Thiền sư Vạn Hạnh, người đã được vua Lý Nhân Tôn xưng tụng:

Vạn Hạnh dung tam tế
Chân phù cổ sấm ký
Hương quan danh Cổ Pháp
Trụ tích trấn vương kỳ.
Có người tạm dịch:
Vạn Hạnh hợp ba tiếp
Thật đúng lời sấm xưa
Quê làng tên Cổ Pháp
Chống trượng vững quốc gia.


Như vậy, “Vạn Hạnh” ngoài vai trò là một cái tên để gọi, còn hàm chứa ý nghĩa sâu xa hơn, cái ý tưởng dung hợp cả ba kiếp: quá khứ, hiện tại, tương lai, trong tinh thần khai phóng (theo diễn văn của ông Nguyễn Đăng Thục, Khoa trưởng danh dự phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn, vào ngày 3-11-1970).

Cũng trong tinh thần ấy, Viện chủ trương “Duy Tuệ Thị Nghiệp”, hướng tất cả mọi hoạt động nhằm tạo cho người sinh viên một trí tuệ ứng dụng được vào các vấn đề cụ thể do xã hội thực tế đặt ra. Sứ mệnh của Viện Đại học Vạn Hạnh là tiêm nhiễm cho sinh viên ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ. Đó là lý do tại sao Viện được tạo dựng giữa thời kỳ chiến tranh bùng nổ ác liệt nhất.

Theo Thượng tọa Viện trưởng, chiến tranh là tàn phá, và Đại học là kiến thiết; chiến tranh hạ thấp nhân phẩm, Đại học nâng cao tính cách thiêng liêng của mạng sống con người. Hơn nữa, Đại học chính là nơi đào tạo những lãnh tụ mà quốc gia sẽ cần tới mai sau. Với một sứ mệnh như vậy, Đại học không thể là vật hy sinh cho chính trị đương thời.

Thượng tọa chủ trương giáo sư và sinh viên được tự do tham gia chính trị, nhưng không được lợi dụng danh nghĩa nhà trường. Bao giờ Viện Đại học Vạn Hạnh cũng tự đặt mình vào cộng đồng Đại học Việt Nam.

gsnguyendangthuc-content

GS Nguyễn đăng Thục trong ngày lễ ra trường của sinh viên
Đại Học Van Hạnh trước 1975


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Năm 2006(Xem: 41152)
06 Tháng Tư 2005(Xem: 42100)
06 Tháng Tư 2005(Xem: 48116)
03 Tháng Tư 2005(Xem: 41737)
01 Tháng Tư 2005(Xem: 35846)
20 Tháng Ba 2005(Xem: 40769)
18 Tháng Ba 2005(Xem: 40517)
17 Tháng Ba 2005(Xem: 42454)
14 Tháng Ba 2005(Xem: 38883)
12 Tháng Ba 2005(Xem: 44313)
26 Tháng Mười Hai 2004(Xem: 39437)
1,863,880