Chứng Tỏ Đường Lối

12 Tháng Tám 200612:00 SA(Xem: 15477)
Chứng Tỏ Đường Lối

Này công dân ơi
Đứng lên đáp lời sông núi...

Sau một vài giây bỡ ngỡ, khán giả Việt Nam đã cùng với ban hợp ca sinh viên trường Long Beach hùng hồn hát bài quốc ca trước lá cờ vàng ba sọc đỏ. Sau đó là phút mặc niệm các chiến sĩ đã bỏ mình vì Tổ Quốc và 50 triệu đồng bào đang sống trong gông cùm cộng sản.

Trong dịp nầy, anh chủ tịch sinh viên Trần Tuấn Bắc đã đề cập đến các hoạt động văn hóa xã hội cùng các mục tiêu tạo tình thân giữa các sinh viên và nêu cao tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam của Hội Sinh Viên Việt Nam tại Long Beach State University.

Tiếp theo bài Ca Dao Của Mẹ do nữ sinh viên Huyền trình bày là một sáng tác của anh Trần Quảng Nam do chính anh cùng các bạn Thanh Sơn, Mặc Dung, Thanh Lâm và Uyên Nhi hát. Đó là bài “Đưa Em Về”, một nhạc phẩm đắc ý nhất của anh Nam. Nhờ tiếng kèn Saxo của Thanh Lâm và tiếng đệm dương cầm của Mặc Dung, các sáng tác của anh sinh viên trường Long Beach này đã được trình bày trội hơn hôm các anh hát cho buổi đại nhạc hội “Hát Cho Quê Hương Mến Yêu'' do Hội Bạn Việt Nam tổ chức tại Santa Ana College vào cuối tháng 8 vừa qua.

Ngày nào cho tôi biết
Biết vui biết buồn
Tôi mới tương tư...

Cũng như những lần hát ở vũ trường Đêm Mầu Hồng, Jeannie Mai thì thầm với khán giả bản “Bao giờ biết tương tư”. Giọng cô trầm và ấm. Jeannie Mai là ca sĩ của dĩa hát “Sàigòn nhiềm nhớ không tên”, một bản nhạc mà Nguyễn Đình Toàn đã sáng tác trong ngục tù cộng sản. Jeannie cho biết nhà văn Hồ Trường An đã học thuộc bài ấy khi còn ở Việt Nam và thêm thắt sửa đổi khi sang tới Pháp.

Do độc quyền phổ biến của báo Quê Mẹ, dĩa hát này đã bắt đầu được chuyền tay trong giới người Việt tại Mỹ. Cũng như một số nghệ sĩ tị nạn khác, Jeannie Mai gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống mới, vì thế cô ước mong sẽ nhận được một phần thù lao, dù rất nhỏ, do dĩa hát này mang lại. Cô hứa sẽ dợt và hát lại bản này cho khán giả Việt Nam tại Mỹ nghe vào một ngày rất gần.

Sân khấu bỗng thay đổi với sự pha trò của nghệ sĩ kiêm tài tử Ngọc Phu và Nam Lộc, tác giả bản “Saigon ơi vĩnh biệt”. Với một giọng trầm buồn, Nam Lộc đã nói lên nỗi niềm của mình trong sự thương nhớ quê hương sau bốn tháng sống trong trại Pendleton. Theo Ngọc Phu thì anh đã được nghe bản nhạc này khi chưa thoát khỏi Việt Nam do một người bạn thu lại của đài BBC. Anh cho biết những người còn ở lại đã khóc mướt mỗi khi được nghe bản nhạc này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Năm 2006(Xem: 41239)
06 Tháng Tư 2005(Xem: 42192)
06 Tháng Tư 2005(Xem: 48247)
03 Tháng Tư 2005(Xem: 41845)
01 Tháng Tư 2005(Xem: 35941)
20 Tháng Ba 2005(Xem: 40860)
18 Tháng Ba 2005(Xem: 40608)
17 Tháng Ba 2005(Xem: 42543)
14 Tháng Ba 2005(Xem: 38956)
12 Tháng Ba 2005(Xem: 44421)
26 Tháng Mười Hai 2004(Xem: 39525)
1,863,880