5. Sự bùng vỡ của nội tâm

29 Tháng Sáu 200712:00 SA(Xem: 73259)
5. Sự bùng vỡ của nội tâm

14-1-03

Tại sao tâm tự tại mà nước mắt tôi rơi và tôi khóc?

Muốn cho tâm tự tại thật sự phải có sự bình an của cả nội tâm lẫn ngoại thân. Tâm bình an mà niệm vẫn trỗi dậy,  nước mắt vẫn còn rơi là lục căn vẫn còn xao động gây ảnh hưởng đến lục trần và tạo ra sự xúc động.

Tuy nhiên, sự bùng vỡ của xúc động rất tốt. Nhờ đó mà ta biết ta và gần gũi ta hơn. Đó là lúc ta chân thật với ta nhất. Ta biết ta và ta nhìn ta thật kỹ. Lúc đó, tất cả mặt nạ của hiện tại, quá khứ, mặt nạ của đạo đức, của tự ái, của sự tin tưởng rằng mình đã an nhiên tự tại trước các nghịch cảnh đã rơi xuống, và ta nhìn ta rõ như nhìn trong gương sáng.

Lúc đó là lúc ta thật sự được hàn gắn vết thương lòng sau khi cảm xúc được bùng vỡ.

Ta như chợt tỉnh ngộ sau giấc ngủ dài triền miên của bổn phận do chính ta hay người áp đặt lên ta. Nay ta gặp lại ta sau cơn bùng vỡ và tất cả gánh nặng trên vai đều được tháo gỡ. Tháo gỡ một cách thật nhẹ nhàng không hối tiếc, không bám níu. Ta lại bước đi cho một hành trình mới do ta quyết định. Con đường giữa một rừng mai vàng đang nở rộ vào dịp Xuân về.

Muốn đem lại hạnh phúc cho người, muốn đem lại mùa Xuân cho đời cho Đạo thì trước hết ta phải mang trong lòng một mùa Xuân.

Ta cần phải trụ tâm vì ta đã đi xa ta. Ta phải trở về với nội tâm để tiếp tục hành trình vì ta không muốn trở lại “chốn khởi hành.”

Muốn không trở lại chốn khởi hành, ta phải có quyết chí buông bỏ. Buông bỏ để ra đi với hai bàn tay trắng và một tâm không. Ta cũng phải quyết chí và thận trọng để không tạo hoàn cảnh và cơ hội trở lại chốn khởi hành.

Ta phải biết dứt khoát trong tư tưởng và thể hiện bằng hành động.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880