4- Từ Hành Giả Tiến Đến Thức Giả

09 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 75553)
4- Từ Hành Giả Tiến Đến Thức Giả
10-2-07 - 0:30 giờ sáng

Trên con đường tu, khi công năng tu tập càng tăng thì nghiệp lực càng giảm. Nghiệp lực giảm nhiều trường hợp không do mình dứt mà do nó bị triệt tiêu. Giống như một chiếc khinh khí cầu bay khi ta liệng vật nặng xuống dần thì nó càng bọc gió lên cao.

Nếu ta tiếc rẻ nghiệp lực mà trì kéo thì ta sẽ là đà dưới mặt đất, không tiến hóa được. Vì nghiệp muốn đi, muốn rời ta, mà ta lại tiếc rẽ cứ vấn vương muốn nắm giữ.

Nghiệp lực của ta hiện có ở nhiều hình thức từ người đến vật. Bạn bè, bà con, anh chị em, cha mẹ, người yêu, vợ chồng, có lúc lại là người dưng nước lã bỗng dưng ta đem về nhà cưu mang không muốn bỏ.

Nghiệp lực cũng là những chướng nghiệp hay thuận nghiệp để thử thách ta trên con đường tu học. Có khi thuận nghiệp lại là nghiệp xấu, nghiệp dữ khiến cả cuộc đời ta chìm đắm trong tiền tài danh vọng duyên nợ không dứt, cho đến khi nhắm mắt lìa đời vẫn mang theo.

Có những chướng nghiệp tuy đem lại sầu khổ, đau buồn, bực tức, nhưng lại dễ dứt, tạo thành một đòn bẫy đẩy mạnh ta dứt khoát tiến mau trên con đường tu học có thể đạt được quả vị nhiệm mầu.

Như thế thì nghiệp xấu mà tốt dễ dứt, nghiệp tốt mà xấu vì đeo đẳng triền miên không lối thoát.

Làm sao để có khả năng nhận diện được nghiệp nào giúp cho ta tiến trên con đường tu và trường hợp nào là ta được dứt nghiệp? Còn trường hợp nào ta chẳng những dứt không được mà còn tạo thêm nghiệp?

Con đường duy nhất của ta là khi bước vào con đường tu học, chẳng những ta chỉ là một hành giả mà ta phải là một thức giả.

Hành giả chỉ đi chỉ làm, nhưng thức giả thì biết khi đi, biết khi làm. Thức giả luôn luôn định tâm sáng suốt, biết người biết ta, biết việc tốt có thể trở nên xấu, và biết việc xấu sẽ trở nên tốt.

Đó là một thức giả hành thiền rốt ráo định tâm và sống một lúc trong ba thời kỳ. Bất cứ điều gì từ con người sự vật quanh ta đều có quá khứ, hiện tại và tương lai. Người thức giác nhận thức bất cứ điều gì cũng có ba thời kỳ vì thế họ biết được nguyên do của quá khứ đã tạo ra hiện tại và tương lai sẽ xảy ra như thế nào.

Khi nhìn một sự vật hay con người ở ba thời kỳ, thì ta biết tức khắc việc đó thật sự tốt hay xấu. Vì ta có cái nhìn dài từ hậu quả cho đến tương lai, nên không bị hiện tại tốt xấu làm mờ mắt.

Thức giả không bao giờ tưởng việc gì như thế này hay như thế khác mà biết rất rõ.

Vì thức giả luôn sống trong ba thời kỳ nên luôn ở thể định mà thần thức vô cùng linh động và thông suốt, không vướng mắc bởi tình cảm hay cảm xúc.

Người hành thiền không những là hành giả mà phải là một thức giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880