24. Vết Thương Việt Nam Khó Lành hay Hãy Tự Kiểm Cho Quốc Gia Nhược tiểu

19 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 73768)
24. Vết Thương Việt Nam Khó Lành hay Hãy Tự Kiểm Cho Quốc Gia Nhược tiểu

California, 29-4-07

Luôn luôn phải giữ cho tâm thức được trong sáng và thần thức phải vững mạnh.

Cần quán chiếu từ việc đạo cho đến việc đời, từ việc cộng đồng hải ngoại, quốc gia Việt Nam, cho đến việc gia đình, phải luôn bình tỉnh. Tuyệt đối không để cảm tính xen vào để nhận định, so sánh, để rồi thất vọng lẫn hy vọng.

Thất vọng hay hy vọng đều đưa ta đến ảo tưởng, tưởng tượng, xa sự thật. Khi bước vào nội địa thì ta có dịp tiếp xúc với nhiều thành phần của người dân. Điều đó cho ta thấy sự khác xa giữa truyền thanh, truyền hình, báo điện tử, báo giấy.

Và cũng như tại hải ngoại, những diễn biến trên sân khấu cộng đồng, những buổi diễn thuyết, những tổ chức hô hào ủng hộ, hoan hô, đả đảo đều xa rời sự thật!

Trong hay ngoài nước, những sự kiện trên diễn đàn chỉ là những phong pháo còn sót lại - nổ đì đẹt trước khi chấm dứt. Khi trống dừng đánh, lân ngừng múa, pháo nổ hết thì còn lại những gì, hay chỉ là một cảnh hoang tàn sau khi đám đông giải tán.

Cái gì còn lại của người dân thầm lặng? Người lao động, kẻ buôn bán, thanh niên trẻ nói gì?

Cả một trời ta thán trong nội địa. Phải chăng chỉ còn lại lớp người ăn bổng lộc của một hệ thống tập trung quyền lực sống sung sướng giàu sang trên mồ hôi nước mắt của người dân.

Ở hải ngoại là cả một cộng đồng thầm lặng vững mạnh đầy sức sống. Đó là một thành phần may mắn và ưu tú của quốc gia Việt Nam sống ngoài lãnh thổ. Đâu đây chỉ còn lại trên sân khấu những con buôn chánh trị vì danh vì lợi vẫn còn hô hào lớn tiếng nhưng sẽ tắt lịm khi bị đòi hỏi phải hy sinh thì giờ, tiền bạc, hay hạnh phúc cá nhân.

Ta có bi quan chăng sau khi xem những vở kịch đời sống động từ Nam ra Bắc, rồi buổi lễ 30 tháng 4 trong cộng đồng người Việt tị nạn. Đám đông nhỏ dần và tiếng hô đả đảo cũng nhỏ dần.
Trong nước ăn mừng, hải ngoại kỷ niệm quốc hận cho cùng một ngày 30 tháng 4.

Mong có một ngày cả hai bên cùng dùng ngày ấy để tự kiểm cho thân phận nhược tiểu của quốc gia mình để không còn nhìn nhau với đôi mắt thù nghịch, căm hận cho sự mất mát từ tinh thần đến vật chất.

Việt Nam ơi! Sao vết thương khó lành!

Ghi chú:  Sau khi đến xem vở kịch hoạt cảnh LM Nguyễn Văn Lý bị đàn áp và bị bịt miệng khi ra tòa ngoài Huế tại khu Little Saigon, California Hoa Kỳ và cũng sau chuyến viếng thăm Việt Nam từ Nam ra Bắc từ 20-3 đến 22-4-07.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880