21. Sự đổi thay tùy theo tâm thức của một dân tộc

15 Tháng Sáu 200712:00 SA(Xem: 78114)
21. Sự đổi thay tùy theo tâm thức của một dân tộc


17-2-2006 – 4:30 giờ sáng

Mỗi cuốn sách phát hành phải đúng vào thời điểm của nó. Không sớm và cũng không muộn được.

Phải luôn bình tĩnh và quán chiếu. Sự xuất hiện của bìa sách và bài giới thiệu cuốn “Thầy Không Vắng Mặt” đã gợi sự chú ý của độc giả để tạo sự chú ý ngược lại với hai cuốn “Lời Thầy Dạy” và “Cửu Long Giang Vùng Dậy.”

Việc xoay chuyển tâm thức con người không phải là một việc làm dễ dàng trong một thời gian ngắn, giai đoạn ngắn. Sự chuyển đổi cần một thời gian, tùy theo tâm thức của người dân và cấp lãnh đạo C.S.V.N.

Người có lòng tin thì sự việc chưa xảy ra họ đã tin, nhưng người chưa có lòng tin họ phải chạm trán với thực tế, với khó khăn, với sự bí lối. Trong thế tiến thoái lưỡng nan, khó khăn, dồn dập, nội tâm hỗn loạn, ngoại cảnh xáo trộn. Chỉ khi nào bị đứng trên bờ vực thẳm thì người vô thần mới có cơ hội chuyển tâm thành hữu thần.

Việc chuyển đổi Việt Nam không thể trong một ngày một giờ. Dàn bài của quyển “Thầy Không Vắng Mặt” đã cho họ một chiều hướng để giải quyết, trước nhất là cho họ biết có một hướng đi, một dấu hiệu để giải quyết vấn đề, giúp họ hướng tâm, tạo sự suy nghĩ theo chiều hướng giải quyết.

Muốn giải quyết được việc nước, họ phải tu tập qua quyển nhất để tự xét lại lòng tin, rồi quán chiếu, quán xét nội tâm để trở về tánh thiện trời dành để bước sang quyển nhì xây dựng lại nhân tính, phát triển tình người, tình yêu quê mẹ, nguồn gốc của cuộc đời mình.

Giới lãnh đạo C.S. phải cần quán chiếu, học hỏi về thiên đạo và nhân đạo, rồi mới có khả năng giải quyết việc nước được.

Quyển ba là Hoàng Thiên chỉ điểm. Cần có giai đoạn mới xuất hiện được. Phương thức an bình sẽ chỉ công hiệu khi có hỗn độn, rối loạn.

Cuộc biểu tình của công nhân các xí nghiệp mới chỉ có vài ngàn người vẫn chưa đủ để thức tỉnh giới cầm quyền.

Việt Nam hiện nay chỉ mới có những dấu hiệu về kết quả  của các đòn phép của các phe nhóm quyền lực đối chọi nhau. Chưa hẳn là nội loạn và rối loạn của một quốc gia. Chưa là hậu quả trầm trọng của một vấn đề.

Con bệnh chưa cần thuốc chữa khi nó chưa đến độ “trầm kha.” Khi bệnh chưa nặng thì dù thuốc hay bệnh nhân cũng chưa cần. Họ vẫn tiếp tục ăn chơi, hưởng thụ. Khi họ ăn không được, ngồi không yên, đứng không vững thì mới hốt hoảng đi tìm thuốc.

Lúc bị bệnh nặng, hết thuốc chữa, thì họ mới rối lên tìm thầy giỏi thuốc hay. Lúc đó dù thuốc có đắng có đắt tiền họ vẫn mua, vẫn uống.

Khi ở trạng thái bất tiến, bất thoái, ngồi đứng không yên thì sự xuất hiện của quyển ba mới được đón nhận dù cho giới lãnh đạo, chánh trị hay tôn giáo, người vô thần hay hữu thần, người thuộc tôn giáo này hay tôn giáo khác cũng sẽ tìm hiểu: trước nhất là P.G.H.H., nhì là hiện tượng N.H.M.

Từ trước đến nay thùng rỗng thường kêu to. Các quyển sách đã xuất hiện âm thầm cho những người hữu duyên, dần dần cái hữu duyên đó sẽ như vết dầu loang, trước hết là trong giới tu học, rồi mới ảnh hưởng nhiều hơn khi giới tu học càng ngày càng nhiều hơn.

Tại Việt Nam, người tu học sẽ gia tăng để cân bằng quốc gia, kéo Việt Nam trở về thế quân bình.

Kẻ yêu nước, muốn cứu nước và dựng nước sẽ xuất hiện dần dần để thay thế việc phục vụ quốc gia dân tộc.

Con đường tu học, tu thân rồi mới đến tề gia và trị nước. Các cuộc nghiên cứu tại Việt Nam đã cho thấy sự tề gia của cộng đồng tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo có kết quả  tốt đẹp như thế nào. Giới giáo dục trí thức sẽ đem phương thức hành đạo của Phật Giáo Hòa Hảo ra để rút tỉa những tinh hoa đem áp dụng vào chánh sách giáo dục của quốc gia để nâng cao dân trí, giải quyết tệ trạng của xã hội, ổn định kinh tế, và an bang tế thế.

Tại Việt Nam, cần một chánh sách “đắc nhân tâm.” Đó không còn là chánh sách quốc gia hay cộng sản, vì đó là  chánh sách vay mượn của ngoại bang. Cái gì vay mượn là không phải của ta, mà không phải của ta vì do đầu óc của các nước khác đẻ ra cho chính quốc gia, dân tộc họ.

Khi một chánh sách đề ra cho một đất nước khác, con dân khác thì không hợp lòng người và hoàn cảnh quốc gia Việt Nam, thì sự thất bại đã sẵn có trước khi áp dụng.

Thần tượng Hồ Chí Minh đã đổ vỡ không cần ai kéo xuống trong lòng mọi người dân. Những kẻ liên hệ trực tiếp, hy sinh gia đình và cuộc đời họ cho một thần tượng bao trùm bằng hào quang giả, còn hận thù gấp trăm lần những người quốc gia. Sự đau đớn tái tê của họ không thể nào tả xiết. Rồi chính con cháu họ sẽ là những người tích cực xây dựng đất nước.

Giới trẻ thuộc gốc miền Bắc sẽ là những người gan dạ nhất trong trận chiến tư tưởng đối kháng chế độ cộng sản. Họ mới biết đường đi nước bước để khai thông bế tắc.

Rồng tuy chuyển hướng Nam nhưng nhân tài cũng đã Nam tiến từ lâu và họ đã mọc rễ ở nơi này. Đất lành chim đậu. Miền Nam vốn bản chất hiền lành chất phác hơn. Nhưng chất phác hiền lành thì không đủ sức đối chọi với sự hung hiểm, mưu mô do sách lược cộng sản trui rèn kẻ lãnh đạo.

Ý thức hệ sai, ý tưởng sai, phương pháp sai, tạo sự hành xử lẫn nhau sai, tạo thù hận, nghi ngờ, và chia rẽ lẫn nhau. Nếu có kết thì chỉ là kết hợp giả, để thủ lợi. Khi quyền lợi vật chất mất thì sự kết hợp mất, vì không có tinh thần hòa hợp đoàn kết thật sự.

Đoàn kết khác hơn kết hợp. Kết hợp vì quyền lợi cá nhân mà hợp tác, làm việc, lãnh đạo quần chúng cho lợi lộc cá nhân hay phe nhóm. Phe nhóm còn có nghĩa là cùng phe hay khác phe nhau, nhưng kết hợp để dựa lên nhau mà thủ lợi, dù có ghét nhau hay chỉ chực có cơ hội là lật đổ nhau, lật tẩy nhau, dìm nhau để giành phần thắng. Khi có hiểm nguy thì thay vì nâng đỡ nhau, che chở cho nhau, họ lại sẵn sàng hất cẳng nhau, tung đòn thật mạnh để quật nhau thẳng cánh.

Đoàn kết thì hoàn toàn khác biệt. Đoàn kết là cùng lòng chung vai hợp tác cho có sức mạnh vì một lợi ích chung cho đất nước dân tộc.

Người dân Việt Nam có “nhu cầu” đoàn kết trong mọi ngành nghề, xu hướng chánh trị hay đặc biệt là khác biệt tôn giáo.

Các tôn giáo tại Việt Nam có trách nhiệm xây dựng lại đức tin và niềm tin nhằm đưa con người tiến đến chân, thiện, mỹ. Nên nhớ tôn giáo chớ không phải là các nhà lãnh đạo của tôn giáo.

Những lãnh đạo tôn giáo nào đã và đang dùng tôn giáo của họ để tạo quyền lực nhằm thủ lợi, nhằm dùng vào mưu đồ riêng tư thay vì phục vụ cho lý tưởng cao đẹp sẽ bị thất bại trong tương lai.

Con dân Việt Nam đã sáng suốt nhìn ra những người lãnh đạo của mình dù chánh trị, tôn giáo, văn hóa, hay giáo dục...

Việt Nam thay đổi là một việc tất nhiên phải có, nhưng xảy ra như thế nào, khi nào, thì tùy theo tâm thức của một dân tộc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880