17. Con người máy - hay: Thế hệ đàn anh chỉ còn đợi đến ngày tàn

29 Tháng Sáu 200712:00 SA(Xem: 74762)
17. Con người máy - hay: Thế hệ đàn anh chỉ còn đợi đến ngày tàn
20-11-03

Cuộc đời của người có sứ mạng, không phải chỉ từ giây phút này, mà từ khi đến trên mặt đất này, là của chung cho nhân loại. Không đến đây để phục vụ riêng cho gia đình mình, mà cho cộng đồng chung của nhân loại.

Ta sống, ta thở là thở không khí chung mà cả chúng sanh nhân loại đều chia sẻ. Ta không sống chỉ cho gia đình hay dân tộc Việt Nam, mà cho dân tộc của cả thế giới. Như vậy tư tưởng phải phù hợp cho một đường lối chung không phân biệt văn hóa, truyền thống, hay tôn giáo riêng rẽ.

Văn hóa, truyền thống, tôn giáo phải hướng về tình thương và đặt căn bản trên tình thương. Con đường nào đi ngược lại tình thương đều sai lầm, đều đi ngược lại sự tiến hóa trường tồn của vũ trụ. Nếu đi ngược lại tình thương thì văn hóa, truyền thống, tôn giáo đó chỉ tạo nên chia rẽ, hận thù, chiến tranh, tiêu diệt lẫn nhau.

20-11-03 - 11:30 giờ trưa

Việt Nam từ đây biến chuyển để trở về thế quân bình. Nội lực tiềm tàng chuyển hóa sau ba mươi năm sắp đến.

Những người có sứ mạng và trách nhiệm phải làm việc ráo riết cho kịp với cơ trời vận chuyển cho sự thay đổi đất nước Việt Nam. Phải chuẩn bị cho Tâm Lực, Trí Lực, và Thân Lực mạnh mẽ bằng sự bình an của nội tâm. Phải luôn trụ tâm mới sáng suốt và biết mình phải làm gì. Từ đó mới định rõ được hướng đi để tránh phân tán nội lực, yếu đi sức sáng tạo.

Muốn sáng tạo, nội lực phải mạnh mẽ để trí lực bộc khởi tạo sự sáng suốt như ngọn đèn dầu cần chất đốt. Mọi việc giúp cho nội lực mạnh mẽ cường thịnh đều là việc cần phải làm để giúp sự sáng tạo.

Câu “Ta chịu khổ khổ cho bá tánh” của Đức Thầy có nghĩa là vậy. Dù việc ta muốn làm hay không muốn, nguy hiểm đến đâu cũng phải làm và dùng trí lực, lòng dũng cảm, và sự sáng suốt để làm những việc có ích cho nhân loại. Như thế bản thân mình nào có nghĩa lý gì.

Từ nay phải dập tắt chữ “tính” mà phải luôn luôn “định.” Khi tính là còn nghĩ đến tốt, xấu, phải, quấy, thiệt hơn, có lợi hay có hại, vân vân...

Khi phục vụ cần phải diệt bỏ hai chữ “lợi, hại” chỉ còn thực hiện những điều cần thiết cho sứ mạng và trách nhiệm của mình. Trách nhiệm này khi đến trần gian là con người phải mang lấy nó chứ không phải trách nhiệm do con người đặt ra. Đây là trách nhiệm mà thiêng liêng giao phó chứ không phải trách nhiệm của ông bà, cha mẹ, vợ chồng, gia đình, hoặc xã hội. Đó là trách nhiệm đời mà ta cũng phải lo tròn.

Đó mới gọi là đời đạo song tu. Tuy nhiên ta phải sáng suốt để phân định việc nào mà ta thực hiện để phục vụ cùng một lúc mà đáp ứng cho cả đôi bên đời và đạo, hữu và vô.

Đó là con đường mà ta phải đi cho trọn, và đó là một con đường khó khăn nhất cho một kiếp người. Nếu không sáng suốt để nhận định và phân định thì ta rất dễ sai lầm và đi trật đường, mà nhiều nhà tu hành và người sinh hoạt trong lãnh vực tôn giáo vẫn mắc phải. Họ sẽ không biết đường để bước ra mà họ trở nên những con người máy biết đi và hành xử theo sự giựt dây của người khác hay của xã hội, xu hướng làm chánh trị.

Những con người máy này sẽ chỉ làm trò cười cho các thế đối nghịch, vì họ bị đặt lên bàn cờ để múa rối và sẽ khiến cho cộng đồng rối loạn bế tắc.

Những người trẻ sẽ là những lãnh đạo tương lai của đất nước Việt Nam và cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Họ sẽ là những người sáng suốt không bị ảnh hưởng của quá khứ hay bị giựt dây của những kẻ trong bóng tối.

Thế hệ đàn anh của Việt Nam chỉ còn đợi đến ngày tàn...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880