15. PHẬT GIÁO HÒA HẢO TRONG DÒNG PHẬT ĐẠO
5-5-2020 – 5 giờ sáng
Khi tâm trụ, tánh không và các giác quan đều linh hoạt, thì không còn bị ảnh hưởng bởi ngoại vi hay nội vi.
Con người sở dĩ thay đổi vì lúc tâm trụ về không mà tánh lại trở về có theo thói quen, nên luôn bị nội vi hay ngoại vi thay đổi, vì các giác quan bị thay đổi bởi ngoại cảnh từ âm thanh, cho đến thời tiết, hoản cảnh, vân vân.
Hoặc có lúc tâm không không nhẹ nhàng, nhưng tâm có lúc bất định nên bị ảnh hưởng bởi các giác quan của con người máy của mình.
Điều quan trọng là phải theo dõi sát sao, lắng nghe tiếng lòng, nếu có lúc thay đổi ý định hay trù trì, có lúc thật mong muốn, có lúc né tránh việc làm. Nhất nhất cử động, tâm thức như những nốt đàn lên xuống thấp cao. Phải chăng sự bất an đã rình rập; có phải sự sợ hãi khiến ta đang đi nhanh bỗng chậm lại, hay tìm cách đứng lại để ngắm cảnh.
Mọi việc làm đều có lý do để tiến hay lùi lại, và cũng có lý do để dừng lại hay lui lại mấy bước.
Tu tập phải chăng là để học về mình, về cái con người có hai bên óc phải và trái. Bên lý luận và bên chỉ biết yêu thương làm việc theo trái tim của mình. Nhất là yêu đạo nồng nàn, có thể làm mọi việc cho đạo với trọn vẹn tấm lòng.
Tu tập, sửa đổi chẳng những giúp cho tình yêu đạo được bền vững, sáng suốt, mà còn mạnh mẽ hơn và tự chủ hơn. Tự chủ để không sa lầy, mù quáng, mà tự chủ để được quân bình tâm thân trí, hầu cho con đường phục hưng đạo pháp được rõ rệt hơn, được công khai hơn, và đường đường đưa Đạo vào dòng chính của Phật Đạo.
Gửi ý kiến của bạn