30. Không nhận quả dữ lẫn quả lành hay không hòa nghiệp dữ. (31-5-14) 1 giờ trưa.

07 Tháng Bảy 201512:07 SA(Xem: 3577)
30. Không nhận quả dữ lẫn quả lành hay không hòa nghiệp dữ. (31-5-14) 1 giờ trưa.

 

Con người khi chuyển nghiệp không có nghĩa là thăng tiến, mà đó là sự biến chuyển của nghiệp dựa vào tâm thức và sự tu học có giác ngộ hay bị đẩy lùi vào u tối hơn, tùy vào cuộc sống và hoàn cảnh, cảnh ngộ hay cơ hội.

Sự sáng suốt hay u tối vào mỗi hoàn cảnh của một con người thật quan trọng để con người đó tiến hay lùi, thăng hay giáng.

Vì thế sự sáng suốt bình tâm giác ngộ như là một ngọn đèn hoa đăng, một bó đuốc soi đường giúp hành giả đi tới, thay vì té nhào trong sự tăm tối mê muội.

Tham, sân, si, tình cảm thương ghét sân nộ luôn chờ sẵn để tung lên nhanh như ánh chớp mà chỉ có ngọn đuốc từ bi mới có khả năng dập tắt các thú tính sẵn có của con người.

Sự giác ngộ luôn đi song đôi với tâm từ bi. Từ bi mất thì mất giác ngộ, mất sáng suốt. Sáng suốt mất thì ngọn đuốc từ bi bị dập tắt ngay để nhường chỗ cho sự bùng nổ của tham sân si.

Tâm từ bi và giác ngộ cho ta được bình an và thực hành tánh không, không phản ứng, không phản công trước những thử thách, những sự tấn công, những thách thức và cơn sân nộ của kẻ khác.

Không phản ứng không có nghĩa là không thấy mà là thấy rất rõ, thấy cả cội nguồn, nguồn gốc của sân nộ, kể cả hậu quả mà người sân nộ sẽ nhận được qua nghiệp.

Sự không phản ứng hay tánh không giúp ta không hòa nghiệp với cái dữ, cái ác, hay cộng nghiệp để cùng lãnh quả xấu.

Vậy thì không hòa vào nghiệp dữ thì ta tránh được cộng nghiệp và cũng không nhận quả dữ hay quả lành. Tức là không tạo nên dù nghiệp lành hay nghiệp dữ.

(Trên máy bay đi Hàn Quốc.)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880