99. Điệu luân vũ tuyệt vời bất diệt

03 Tháng Bảy 200712:00 SA(Xem: 76500)
99. Điệu luân vũ tuyệt vời bất diệt
14-7-05 9:30 giờ sáng
Pan Pacific, Kuala Lumpur International Airport, Malaysia

Điều quan trọng không phải là làm cho người khác hiểu mình hay thay đổi họ, mà phải hiểu mình trước nhất. Những người hiểu họ nhất sẽ là những người hiểu mình vì nhờ họ biết họ và thấy họ. Giống như một người đi vào rừng và vẽ bản đồ của khu rừng đó, thì người khác cũng đã từng vào rừng rồi, biết tất cả đường đi nước bước, các ngõ ngách của khu rừng đó, thì khi họ nhìn vào bản đồ trên sẽ hiểu ngay là bản đồ này vẽ đúng hay sai. Những điểm nào có thật và những điểm không có trong bản đồ.

Đời và đạo thấy khác mà không khác, ta cũng có thể cùng áp dụng một bản đồ của đạo và của đời. Hai mặt đều khó như nhau khi áp dụng. Nếu đi tận vào chiều sâu thì sẽ gặp nhau cùng một điểm là Sự Thật. Dù cho cả hai người cùng đi song song hai đường Đạo và Đời. Đi rốt ráo, chân thật với người và chân thật với chính mình thì cả hai sẽ cùng gặp nhau ở một tụ điểm. Tụ điểm đó là Chân Lý, là Sự Thật. Sự chân thành không xấu hổ lẫn giấu giếm với người và với chính mình thì Đời hay Đạo cũng sẽ như nhau.

Có nhiều người tưởng rằng mình đang đi con đường Đạo mà hóa ra đó chính là con đường Đời. Và người cứ ngỡ rằng mình đang đi trên con đường Đời mà hóa ra đó là con đường Đạo.

Vậy Đạo và Đời phải chăng chính là con đường sống, và con đường thì chỉ có một không hai. Vậy phải chăng đó chỉ là từ ngữ của con người muốn phân chia ra, phải một là cái này, và hai là cái kia.

Ai cũng đang đi trên một con đường, dù họ có ảo tưởng cho rằng đó là con đường Đạo hay con đường Đời.

Đó chỉ là ảo tưởng, tưởng tượng về con đường. Sự thật thì bất phân, “không hai.” Người biết được sự thật thì phải “độc hành.” Sự muốn người này hiểu mình người khác hiểu mình là sự khổ.

Độc hành và độc đạo phải luôn luôn đi với nhau. Nếu độc đạo thì phải độc hành. Biết được như thế thì sự khổ mới chấm dứt.

Người độc hành, độc đạo cần biết mình phải làm gì, có tâm nguyện gì, thì phải đặt trọng tâm vào đó để tiến bước. Trở ngại càng nhiều thì ý chí càng vững, tâm lực càng tăng. Tâm lực càng tăng sẽ giúp cho nội lực vững vàng. Và khi nội lực vững thì khó khăn sẽ giảm. Lạc quan luôn là ánh sáng đẩy lùi bóng tối. Như ngọn đèn càng sáng, sẽ đẩy lùi bóng tối. Muốn như thế thì ngọn lửa tâm lực phải được thắp sáng bằng sự tỉnh thức, giác ngộ trong mỗi giây phút tích tắc của cuộc đời. Phải thức tỉnh và sáng suốt trong mỗi hành động, hơi thở, ánh mắt, và lời nói.

Nội lực sẽ tăng nếu ngoại lực luôn luôn được củng cố, bằng sự sáng suốt quyết định trong mỗi lời nói và hành động. Phải siêng năng trì giới trong mỗi tác động của đời và đạo, vì đời ngã thì đạo ngã, và đời vững thì đạo vững. Hai cán cân của nội tâm và ngoại cảnh phải cân bằng thì trí tuệ luôn được thắp sáng, và không tánh, một kho tàng tinh túy của vũ trụ, sẽ luôn giao hòa cùng ta.

Lúc đó ta không còn cô đơn và ta và vũ trụ cùng nhịp nhàng trong một điệu luân vũ tuyệt vời bất diệt.

Nam Mô Vi Tế, Vi Vi Tế Mười Phương          
Hằng Hà Sa Số Phật, tại Đạo Tràng Mã Lai A
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880