95. Giữ Vững Mạng Sống Để Phục Vụ

02 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 75102)
95. Giữ Vững Mạng Sống Để Phục Vụ

6-2-08 - 10:00 giờ sáng

Muốn hoàn thành sứ mạng thì phải giữ sinh mạng. Muốn giữ sinh mạng thì phải làm sao?

Muốn giữ sinh mạng phải hiểu mình, hiểu người, và hiểu hoàn cảnh để vừa sống vừa phục vụ.
Xưa nay những bậc giúp ích cho đời, cho người, cho Đạo thường đã bị ám hại hay sát hại trước khi hoàn mãn sứ mạng cứu đời của họ. Vì sao?

Vì họ khác người, vì quá giỏi, quá nổi tiếng, kéo lôi quá đông quần chúng, lãnh đạo quần chúng, tức tạo áp lực cho đối phương hay nhiều đối phương. Khi áp lực tôn giáo mạnh thì trở nên một áp lực chánh trị. Mà bất cứ một áp lực chánh trị quần chúng nào cũng đưa đến vũ lực, đổ máu, tàn sát lẫn nhau.

Có không biết bao nhiêu bậc lãnh đạo tinh thần đã biến thành lãnh đạo chánh trị.

Làm thế nào để con đường đạo không biến thành con đường chánh trị?

Con đường duy nhất cho một người muốn phục vụ đạo là tránh tạo thế đứng, tránh lôi kéo quần chúng, và biến nó thành một khối. Bất cứ một khối tôn giáo nào cũng sẽ trở nên một khối chánh trị vì nó tạo nên một tổ chức, một áp lực, một cái gì có tiếng nói, có quyền lực, có vị thế, có tranh chấp dù không muốn tranh chấp.

Khi ta có một cảm giác trống không là một dấu hiệu tốt, được thanh lọc để bước qua thềm năm mới, từ năm Đinh Hợi sang năm Mậu Tí. Khi trong ta không có bất cứ một cái muốn nào dấy lên thì là một điều đáng mừng cho con đường phục vụ tha nhân đại đồng.

Tâm thân ý phải trống thì nguồn thiên lực sáng tạo sẽ được nhận một cách bất tận nhờ sự không nhiễm trần của ta.

Ta phải học lịch sử để tránh dù cho ta không sợ chết, để cho cuộc đời ta hữu lợi cho người, đang cùng sống với ta, nhất là giới trẻ. Giới trẻ cần người biết bước tới, hiểu quá khứ và hiểu họ, làm những điều có ích cho họ, cho tương lai của họ, mà tương lai của họ là tương lai của dân tộc.
Họ không cần những người ngụp lặn dày vò với quá khứ và sống với quá khứ nhiều hơn là sống trong hiện tại.

Từ nay ta cần sáng suốt để biết rõ công việc ta cần làm, là làm sao đưa Đạo vào Đời, mà Đạo chỉ phù hợp với nhân sanh thời hiện đại, thời Việt Nam sau mấy mươi năm sống dưới chế độ cộng sản và hậu cộng sản. Chứ không phải thời tiền cộng sản hay trước khi miền Nam mất năm 1975.

“Tùy phong hóa dân sanh phù hạp,” lời Đức Thầy là chìa khóa cho mỗi bước đi trong cuộc sống.
Nếu hiểu và nắm vững chìa khóa mà Ngài đã trao, thì ta sẽ giữ vững mạng sống để có thể phục vu tha nhân, đại đồng đến hơi thở cuối cùng.

30 Tết Đinh Hợi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880