3. Thập Nhị Môn Luận về Không Tánh

27 Tháng Mười 20186:29 SA(Xem: 1812)
3. Thập Nhị Môn Luận về Không Tánh

3. Thập Nhị Môn Luận về Không Tánh

2-5-2000

Sau khi cúng lạy sáng hôm nay tôi đọc ngược lại cho kỹ những chương trong Thập Nhị Môn Luận của Ngài Long Thọ (Nãgãrjuna) do Thầy Thích Viên Lý dịch và Đuốc Từ Bi được biếu tặng.

Tôi giật mình nhớ lại những lời mình vừa cầu nguyện sau khi đọc bài nguyện. Phải chăng những điều tôi khẩn nguyện là những điều sẽ khiến tôi khổ nếu không đạt được như ý tôi khẩn cầu.

Tôi nhớ đã lâu lắm trước kia tôi đã quyết định không cầu nguyện ước muốn những gì cho mình và những điều mình mong ước, và chỉ cầu nguyện cho chúng sanh mà thôi. Sao tôi cứ mãi ngụp lặn trong bể khổ của trần gian này. Đó là cái Muốn, sự mong cầu. Tại sao tôi đã viết về Không Tánh rồi lại cứ mãi trở đi trở lại với những bản tánh ích kỷ của con người.

Chủ nhật 30-4-2000 cả gia đình tôi đi tàu ra biển để thực hiện ý nguyện của ba là: rải tro cốt của ba ra biển. Chúng tôi đã trả ba về với trí đại. Bài học này quả trùng hợp để dạy tôi phải trở về Không Tánh, để thoát khổ.

“Ngôn ngữ, kể cả Chánh Pháp, giống như chiếc bè, cần phải từ bỏ khi đạt đến Niết bàn.”

Các Đại Sư Tam Luận Tông đã dùng ý niệm KHÔNG bất cứ khi nào họ cần bác bỏ những ý niệm CỰC ĐOAN. Có nhiều trình độ không tánh.

  1. Không tánh có nghĩa rằng khi những yên tịnh thông thường hàng ngày là ảo tưởng và không có thực.
  2. Không tánh bác bỏ những đường lối suy nghĩ phân biệt hoặc nhị nguyên.
  3. Không tánh bác bỏ những quan điểm nhất nguyên, cũng như nhị nguyên và đa nguyên về vũ trụ và thế gian.

Khi tất cả những ý niệm và các loại chấp thủ khác đã hoàn toàn bị diệt trừ thì không tánh có nghĩa là “hoàn toàn tự do,” không còn bám víu vào bất cứ thứ gì.

Chữ KHÔNG sẽ mất đi ý nghĩa khi ta đạt tới Niết bàn. Giống như phương thuốc chữa bệnh, không tánh chỉ hữu ích đối với một người khi họ ốm đau, chứ chẳng phải khi lành mạnh.

Đại Sư Cát Tạng đã nói:

“Khởi thủy, chúng ta thuyết giảng về Vô để chống lại căn bệnh (sự tin tưởng vào) Hữu. Khi căn bệnh của (sự tin tưởng vào) Hữu đã biến đi thì Phương Thuốc Không Tánh thành vô dụng, cho nên chúng ta biết rằng đạo của bậc Thánh hiền chẳng bao giờ chủ trương Hữu hoặc Vô (Nhị Đế Nghĩa).” (trang 24).

Chủ nhật 7-5-2000

Đêm nay tôi đọc lại một đoạn mở đầu của Hsueh-li Cheng, dịch giả của bản dịch Hoa ngữ sang Anh ngữ quyển Thập Nhị Môn do Thầy Viên Lý Việt dịch. Ông là giáo sư khoa nghiên cứu Triết học và Tôn giáo thuộc đại học Hawaii.

“Con đường của không tánh chính là con đường của Niết bàn, và liên quan tới những phương diện của thân,  tâm và trí tuệ. Trên phương diện tôn giáo, không tánh bao hàm sự giải thoát hoàn toàn khỏi vô minh, khỏi cái ác và đau khổ trên thế gian. Trên phương diện tâm lý, không tánh là “vô tham dục.” Nó đòi hỏi phải diệt trừ những tham ái thuộc cảm xúc và trí tuệ, nguồn gốc của cái ác và đau khổ; hãy khiến cho cái tâm trống trơn, không còn dục vọng và ảo tưởng. Trên phương diện đạo đức, sự phủ nhận tham dục, nhất là sự vấp ngã vị kỷ, sẽ khiến cho chúng ta yêu thương tất cả mọi người. Người thực hành không tánh là người thực hành hạnh từ bi, muốn giúp tất cả chúng sanh đạt tới Niết bàn. Trên phương diện tri thức luận, không tánh tức là trí tuệ bát nhã, để thấy rằng chẳng có chân lý nào là chân lý tuyệt đối. Trên phương diện siêu hình học, không tánh có nghĩa là chư pháp đều không có tánh, tướng, và dụng. Nó bảo rằng những thực thể của các nhà siêu hình học không có thực trong vũ trụ mà chỉ là do trí óc tạo ra. Muốn đạt tới Niết bàn người ta cần loại bỏ những suy đoán thuộc siêu hình học.” (trang 15-16).

Đối với các môn đồ Tam Luận Tông Trung hoa, thuyết không tánh đi theo Trung Đạo, con đường đam mê lạc thú là một cực đoan và con đường khổ hạnh là một cực đoan khác. Thuyết không tánh giúp cho người ta trút bỏ những cực đoan này và chuẩn bị bước vào con đường Trung Đạo. Các môn đồ của Tam Luận Tông thấy rằng coi không tánh là Trung Đạo chính là đi theo giáo lý nguyên thủy của Đức Phật, như lời Ngài dạy trong bài thuyết pháp thứ nhất mà Ngài đã giảng cho năm vị Tỳ kheo ngay sau khi đắc đạo.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Ba 2024
01 Tháng Tư 2007
01 Tháng Ba 2007
01 Tháng Giêng 2007
1,863,880