Tâm lực và nội lực mạnh mẽ là bức tường thành kiên cố

05 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 8080)
Tâm lực và nội lực mạnh mẽ là bức tường thành kiên cố

_mg_3956-content

Chỉ có thể sống ở thế giới riêng mình khi có khả năng nhìn, thấy, hiểu, biết hoàn cảnh và đối tượng dù thân hay quen mà không bị lôi cuốn vào tình cảnh, tình trạng dù cho suy sụp hay mất mát của họ.


Ta không thể an nhiên tự tại và sống ở trạng thái trống không nếu cứ nay bị người hay cảnh này lôi cuốn, mai người hay cảnh kia ảnh hưởng khiến tâm ta bị bất an hay bấn loạn vì sợ hãi bị mất mát.


Con người và sự vật thay đổi, lão hóa theo thời gian, chỉ có sự an nhiên tự tại là đứng yên một chỗ. Nếu tâm ta không đứng yên ta sẽ bị quật ngã trước con người quanh ta dù ta có quyến luyến thương mến muốn giữ họ lại và họ muốn giữ ta lại.


Phải nhìn rõ, thấy rõ mỗi giây phút cái gì thay đổi biến chuyển theo nhịp độ của thời gian và cái gì mới là thường hằng vĩnh cữu qua kiếp này sang kiếp khác, mãi mãi.


Phải chăng sự bất lai bất biến, thường hằng vĩnh cửu là trí tuệ mà trí tuệ không thể có nếu không tỉnh thức.


Có trí tuệ như người sắp ngã bỗng đứng sựng lại. Một người tưởng bệnh bỗng mạnh khỏe lại. Một người đang buồn bã, ủ dột bỗng vui vẻ trở lại.


Nếu cứ mãi u tối, u mê bị kéo lôi bởi người và cảnh nay ta buồn, mai ta vui, tinh thần không vững vàng, yếu đuối, chìm đắm trong tư tưởng bệnh hoạn.


Có biết bao người không đau nhưng cứ tưởng mình đau vì mỉnh tưởng hoặc bị người ảnh hưởng.
Biết bao cái đau giả, cái đau ảo tưởng biến thành cái đau thật vì tư tưởng ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sinh hoạt thường nhật trở nên uể oải, biếng ăn biếng nói.


Con người mạnh mẽ, đau ốm, buồn bã, trở nên cằn cỗi hay trẻ trung theo môi trường sống và đời sống với những người xung quanh chỉ vì tâm trạng yếu đuối nên bị ảnh hưởng đến độ không có khả năng đề kháng.


Sự đề kháng với môi trường sống chỉ có thể khi ta tu học để có một tâm lực mạnh mẽ.


Chính cái tâm lực và nội lực mạnh mẽ là bức tường thành kiên cố bảo vệ ta không bị xâm nhập hay quật ngã trước sự đổi thay của thời gian hay môi trường sống.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 11058)
Khi tịnh tâm, quán chiếu theo từng hơi thở, sống thật với chính mình, trực diện với chính mình thường xuyên (permanent) ta sẽ nhận thấy, nhìn thấy các bài học biến chuyển xảy ra trong mọi cử chỉ, hành động, phản động, phản ứng giữa ta và người trong chớp nhoáng. Sự quán chiếu thường xuyên và trường kỳ gọi là chánh niệm. Khi ta buông ta chạy theo các cảm xúc cá nhân, thành kiến, sự thương ghét, nghi ngờ, so đo sẽ phát sanh tà niệm, tức luôn nghĩ không tốt hay nghĩ sai lầm vềngười.
15 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 9546)
Khi đã biết Đạo ta không bao giờ ở thế tranh chấp vì ta phải hành xử trung đạo, không nghiêng bên ta hay bên người. Con đường Trung Đạo là con đường hóa giải, không ăn không thua, đó là con đường đưa đến hòa bình và an lạc.
05 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 9328)
Khi tìm được lý do của những gì mình thích hay không thích, những người mình thương hay không thương, ta sẽ tự khai mở trí tuệ để bước vào một đời sống rộng lớn hơn. Biết thưởng thức thêm những cái hay cái đẹp, biết được thêm những gì học hỏi ở những người xung quanh.
05 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 9356)
Nên nhớ ta tiến và người tiến. Giới trẻ đã chuyển tâm thức rất nhanh chóng, và ngày nay nhờ các phương tiện kỹ thuật họ đã tiến hóa nhanh và nhiều lúc ta đi không kịp nếu ta thành kiến chủ quan.
05 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 9500)
Mỗi giai đoạn tỉnh ngộ ta được chuyển kiếp trong thì hiện tại do tỉnh tâm sáng suốt sửa đổi không vi phạm lầm lỗi. Ta phải dứt khoát từ bỏ, dứt bỏ tánh người xấu xa để tâm thức ta càng ngày càng được gột rửa sáng trong.
1,863,880